TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 170

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

cũng không cầu đƣợc chết, vui vẻ tiếp nhận cái gì tới, rồi khi mất cái đó thì cho nó trở về với tự

nhiên. Nhƣ vậy là không đem cái tâm của mình làm tổn thƣơng Đạo, không dùng sức ngƣời giúp sức

trời (bất dĩ nhân trợ thiên), cho nên gọi là chân nhân.

Nhƣ vậy thì lòng 460 [6] hết mọi sự, nét mặt thanh thản, trán nở nang sáng sủa, vẻ nghiêm túc nhƣ

khí thu mà ấm áp nhƣ hơi xuân. Vui hay giận đều vô tâm, tự nhiên nhƣ bốn mùa chuyển vần, thích

nghi với vạn vật mà không biết đƣợc dấu vết. Cho nên thánh nhân có thể dùng binh đƣợc, diệt nƣớc

địch mà không mất lòng dân nƣớc đó, ân huệ truyền tới vạn đời mà không phải vì lòng yêu ngƣời.

Ai thích ngƣời khác qui phụ mình thì không phải là thánh nhân; ai ban ân huệ cho riêng một ngƣời

nào thì không phải là có đức nhân; ai chỉ biết lợi dụng hoàn cảnh thôi thì không phải là ngƣời hiền; ai

không biết rằng lợi với hại là một thì không phải là quân tử 461 [7] ; ai cầu danh mà đánh mất chân

tính thì không phải là kẻ sĩ; ai đánh mất cá tính của mình thì không chỉ huy ngƣời khác đƣợc. Nhƣ

Hồ Bất Giai, Vụ Quang, Bá Di, Thúc Tề, Cơ Tử, Tƣ Dƣ, Kỉ Tha, Thân Đồ Địch, 462 [8] đều bị

ngƣời sai khiến, hành động theo lí tƣởng của ngƣời chứ không phải là của chính mình.

Chân nhân thời cổ có vẻ uy nghi mà không kiêu căng, khiêm tốn mà độc lập; nhân cách khác ngƣời

mà lòng thì hƣ tĩnh, không thích khoe khoang; lâng lâng nhƣ cực kì vui vẻ, bất đắc dĩ mới xử sự; nét

mặt hoà nhã nên ai cũng muốn đƣợc thân cận; khoan dung đại độ nên ai cũng muốn qui phụ; tự do

nên không ai áp chế đƣợc; trầm mặc nhƣ ở sau một cánh cửa đóng; vô tâm với thế sự nhƣ ngƣời

quên mất ngôn ngữ.

Một ngƣời nhƣ vậy coi hình pháp là thân thể, lễ nghi là cặp cánh, trí tuệ là thủ đoạn để ứng phó, đạo

đức là thuận thiên tính. Coi hình pháp là thân thể mình, nên khoan hồng khi trừng trị; coi lễ nghi là

cặp cánh của mình, nên làm việc theo thế tục mà thành công; dùng trí tuệ để ứng phó, nên chỉ hành

động khi bất đắc dĩ; coi đạo đức là thuận thiên tính nên dễ dàng đạt đƣợc mục đích, nhƣ ngƣời có hai

chân leo lên đƣợc ngọn đồi; không khó nhọc mà đƣợc mọi ngƣời coi là rất hoạt động.

Đối với ngƣời đó, ƣa và ghét chỉ là một. Hợp nhất với bất hợp nhất thì cũng vậy, theo lẽ trời thì là

hợp nhất, theo phép ngƣời là không hợp nhất. Nhƣng ai coi trời với ngƣời là một, không đối lập




Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.