TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 169

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Nguyễn Hiến Lê

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Giới thiệu và chú dịch: Nguyễn Hiến Lê

Chương VI

ĐẠO LÀ ĐẠI TÔN SƢ CỦA TA

(Đại tôn sƣ)

1

Biết đƣợc thiên đạo và nhân sự, đó là đạt đƣợc mức cao nhất của tri thức. Biết đƣợc thiên đạo là biết

rằng vạn vật do tự nhiên sinh ra, vậy thì phải theo tự nhiên. Biết đƣợc nhân sự là dùng cái mà trí tuệ

có thể biết đƣợc để bảo hộ cái mà trí tuệ không thể biết đƣợc 455 [1] hầu hƣởng hết tuổi trời, khỏi

chết yểu. Nhƣ vậy là tri thức cao minh nhất. Nhƣng tri thức cũng có cái luỵ của nó, vì tri thức nào

cũng phải có đối tƣợng [rồi mới biết đƣợc là đúng hay sai], mà đối tƣợng lại không xác định đƣợc

456 [2] . Chẳng hạn làm sao biết đƣợc cái mà tôi gọi là trời đó không phải là ngƣời, và cái tôi gọi là

ngƣời đó không phải là trời? Với lại chỉ bậc chân nhân mới có đƣợc chân tri.

Thế nào là chân nhân? Bậc chân nhân thời cổ không chê ít 457 [3] , không khoe thành công, không

cầu kẻ sĩ tới với mình; một ngƣời nhƣ vậy có lầm lỗi cũng không hối hận, có làm điều tốt cũng

không tự đắc; lên cao cũng không run sợ, vô nƣớc không ƣớt, vì tri thức đạt đƣợc Đạo rồi.

Chân nhân thời cổ ngủ không nằm mộng, thức dậy không ƣu tƣ, không ăn thức ngon, thở trầm trầm,

vì hơi thở từ gót chân mà lên chớ không phải từ trong họng phát ra 458 [4] . Ngƣời nào khi nghị luận

bị ngƣời ta áp đảo 459 [5] thì lời phát ra nhƣ tiếng ụa. Ngƣời nào thị dục càng mạnh thì tinh thần

càng nông cạn.

Chân nhân thời cổ không ham sống, không sợ chết, sinh ra không thấy làm vui, chết đi không thấy

làm buồn (không cự tuyệt), hốt nhiên tới rồi hốt nhiên đi, thế thôi; không quên mình ở đâu mà ra,






Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.