TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 18

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

ĐỜI SỐNG

Trong số các triết gia lớn thời Tiên Tần, chỉ có Khổng tử và Mạnh tử là ta biết đƣợc tạm đủ và khá

chắc chắn về đời sống: Khổng tử nhờ làm quan ở Lỗ và nhờ bộ Luận ngữ do môn sinh chép; Mạnh

nhờ làm khách khanh cho Lƣơng, Tề, Đằng, Tống, nhất là nhờ bộ Mạnh tử do môn sinh chép (ông

duyệt lại) ngay khi ông còn sống3[2].

Còn những nhà khác nhƣ Dƣơng tử, Lão tử, Trang tử một phần vì ẩn dật, một phần vì không dạy học

hoặc dạy ít học trò nên đời sống không đƣợc ghi chép lại.

Về Trang tử ta chỉ có mỗi một tài liệu gồm khoảng hai trăm chữ trong chƣơng 63 bộ Sử kí. Không

hiểu tại sao Tƣ Mã Thiên lại sắp chung Lão tử, Trang tử với Thân Bất Hại và Hàn Phi. Ông cho

chúng ta biết:

* Trang tử tên là Chu, ngƣời đất Mông, đồng thời với Lƣơng Huệ vƣơng (-370 -319), Tề Tuyên

vƣơng (-319 -301), và có làm một chức lại trong một xƣởng chế tạo sơn ở đất Mông.

* Trang học rộng, viết một bộ sách gồm trên 10 vạn chữ, đại để là ngụ ngôn; có những chƣơng Ngư

phủ, Đạo chích, Khư khiếp4[3] chỉ trích Khổng Mặc và làm sáng tỏ học thuật của Lão tử. Văn ông

hay, lời lẽ có thứ tự, khéo chỉ việc tả tình, tuy hạng túc học đƣơng thời cũng khó tự gỡ cho mình

đƣợc khi bị ông bài bác, tƣ tƣởng của ông đặc biệt quá, nên các vƣơng công thời đó không dùng.

Sở Uy vƣơng nghe tiếng ông hiền, vời ông làm tƣớng quốc, ông từ chối, muốn đƣợc sống thoả ý,

không chịu bị trói buộc.

Tƣ Mã Thiên không cho biết Trang tử tên tự là gì, sanh năm nào, mất năm nào, và đất Mông thuộc

nƣớc nào.

Về tên tự, có sách bảo là Tử Hƣu, có sách chép là Tử Mộc (Hƣu 休 và Mộc 木 viết hơi giống nhau),

trong Mạnh tử lại gọi là Tử Mạc (Mạc 莫 và Mộc đọc hơi giống nhau)”.



Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.