TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 20

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

ta biết chắc là sai vì vô lí, chẳng hạn bài XXI.57[6] cho Trang tử lại yết kiến Lỗ Ai công, mà Lỗ Ai

công mất trƣớc khi Trang tử sanh khoảng trăm năm, hoặc chƣơng XXX bàn về thuật đánh kiếm, đem

những tƣ tƣởng không có chỗ nào hợp với Trang đặt vào miệng của Trang…; trừ những bài đó

không sao tin đƣợc, chỉ có thể coi là ngụ ngôn, còn những bài khác, tuy không hoàn toàn đáng tin

hẳn, nhƣng có thể tạm dùng để hiểu về Trang.

Những bài này chia làm hai loại:

- những bài dẫn lời Trang bàn về đạo lí, nhƣ bài XXII.6 Trang giảng về Đạo cho Đông Quách tử, bài

XIV.2 Trang giảng về đức nhân cho viên Thái tể Đãng…; những bài trong loại này nếu tƣ tƣởng có

thật của Trang thì tôi cũng không dẫn trong chƣơng về tiểu sử này mà sẽ dành lại cho chƣơng về học

thuyết của Trang.

- những bài có tính cách cố sự, nhƣ bài XVII.5, Trang từ chối lời vua Sở mời ra làm quan; bài

XVIII.2, Trang gõ nhịp vào cái vò mà hát khi vợ chết; bài XXIV.6, Trang tỏ ý tiếc nhớ Huệ Thi vì

Huệ Thi mất rồi, không còn ai để đàm luận nữa…; những bài trong loại này khá nhiều, tôi sẽ trích

dẫn một số cho ta đoán đƣợc đời sống và tính tình của Trang.

Chúng ta không biết đƣợc chút gì về tuổi thơ của Trang cả: Gia đình ra sao? Thuộc giới nào trong xã

hội? Hồi nhỏ học ai? Lớn lên lập gia đình vào thời nào? Sau khi goá vợ có tục huyền không? Có bao

nhiêu con? Dạy con ra sao?...

Theo Tƣ Mã Thiên, ông làm một chức lại nhỏ ở quê nhà. Sau ông ở ẩn, không chịu ra làm quan, chắc

chắn có dạy học vì có một số bài chép những lời ông nói với môn sinh, chẳng hạn bài XX.1, ông đáp

môn sinh về hữu dụng và vô dụng sau khi chủ nhà ông ghé thăm, sai gia nhân giết ngỗng để đãi ông,

hoặc bài XXXII.13, kể chuyện khi ông hấp hối, ngăn môn sinh không cho hậu táng.

Môn sinh chắc không đông, ông dạy họ những gì, họ đối với ông ra sao, ta cũng không biết. Có lẽ là

một số ngƣời đã lớn thích học thuyết của ông, trọng tƣ cách ông, ở gần ông để nghe ông tuỳ hứng

bàn về Đạo, về cách xử thế. Còn Thi, Thƣ, Lễ, Nhạc thì nhất định là ông không giảng tới.

Ông ít đi đâu, cũng nhƣ Lão tử, Liệt tử, và trái hẳn với Mạnh tử, Mặc tử.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.