Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
Về năm sanh và năm tử, cũng có rất nhiều thuyết khác nhau khoảng năm chục năm.
Thuyết xa nhất là sanh năm -398, thuyết gần nhất là sanh năm -350, cách nhau: 48 năm. Đa số, nhƣ
Lƣơng Khải Siêu, Trƣơng Thành Thu, Trang Văn Thọ, Mã Di Sơ… đoán khoảng -370.
Năm tử: xa nhất là -317, gần nhất là -270, cách nhau: 47 năm. Đa số đoán vào khoảng -290 hay -295.
Trong bảng ở trang 13, tôi theo thuyết mới nhất của Vũ Đồng: -369, -280. Vũ Đồng bảo Trang chịu
ảnh hƣởng của Điền Biền và Thận Đáo, chắc phải nhỏ hơn hai nhà này. Tuy nhiên đó cũng chỉ là
một giả thuyết5[4] có thể gần đúng, chứ không đáng tin hẳn.
Về nơi sanh, các học giả đều bảo là đất Mông, nhƣng đất Mông ở đâu, thuộc nƣớc nào thì ý kiến
cũng phân vân. Ngƣời thì bảo đất Mông tức Mông Trạch, ngƣời thì bảo là Mông huyện hoặc Mông
thành. Bùi Nhân trong Tập giải6[5], dẫn bộ Địa lí chí bảo: “Huyện Mông thuộc nƣớc Lƣơng”; Tƣ
Mã Trinh trong Sách ẩn, dẫn lời Lƣu Hƣớng trong Biệt lục, bảo Trang tử là ngƣời đất Mông nƣớc
Tống; Cao Dụ chú giải bộ Lữ Thị Xuân Thu cùng ý kiến với Tƣ Mã Trinh. Chu tử đời Tống lại cho
Trang tử là ngƣời nƣớc Sở. Hoàng Cẩm Hoành trong Trang tử độc bản (Tam dân thƣ cục – 1974)
sau khi nghiên cứu kĩ lƣỡng các thuyết, kết luận rằng đất Mông đó là thành Mông thuộc tỉnh Hà Nam
ngày nay; khi Trang tử ra đời, đất đó vốn là của nƣớc Tống, sau khi Trang mất, Tống bị diệt, ba nƣớc
Sở, Nguỵ, Tề chia nhau đất đai của Tống và đất Mông từ đó thuộc về Nguỵ (tức Lƣơng), vì vậy mà
bảo Mông thuộc về Nguỵ hoặc Tống cũng đƣợc.
Tóm lại về đời của Trang tử chỉ có mấy điểm này là chắc chắn: Ông sinh ở đất Mông thời đó thuộc
Tống (Tống giáp biên giới phía bắc của Sở), sống vào thế kỉ thứ 4 trƣớc T.L., đồng thời với Lƣơng
Huệ vƣơng và Tề Tuyên vƣơng (tức đồng thời với Mạnh tử), hồi trẻ làm một chức quan nhỏ, coi một
xƣởng chế tạo sơn, sau ở ẩn, viết một bộ sách, ngƣời đời sau gọi là Trang tử, tƣ tƣởng chịu ảnh
hƣởng của Lão tử.
Muốn biết thêm về tình cảnh cùng cá tính của ông, ta phải tìm trong bộ Trang tử.
Chúng tôi đếm đƣợc trên dƣới ba chục bài chép cố sự về Trang. Trừ một số bài hoặc chƣơng chúng