TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 182

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

“hào” đem về quay” (bài 3).

Không có lớn nhỏ, thọ yểu, phải trái, không có nhân nghĩa lễ nhạc, không có

sống chết, vui khổ; mà có lẽ không có cả cái “ta” nữa. Chúng ta còn nhớ, cuối chương II phần này,

Trang tử thấy mình nằm mộng thấy mình hoá bướm tự hỏi ông là bướm hay bướm là ông, giữa bướm

và ông, có gì phân biệt được không. Bài 5 chương VI này, ông lại tự hỏi: “Người ta cho cái hình hài

tạm thời của mình là cái “ta”, nhưng làm sao biết được cái ta đó có thực là ta không?”. Như vậy cơ

hồ Trang nghi ngờ hết thảy, chỉ trừ một điều: luật biến hoá trong vũ trụ: người biến hoá thành vật,

vật biến hoá thành người để rốt cuộc lại trở về Đạo.

Về sự chân nguỵ trong chương này, nên coi phần I – chương II.

Chú thích:

495 [2] Có sách giảng là: đối tƣợng không nhất định, vì biến hoá hoài.

496 [3] Nguyên văn: bất nghịch quả, có sách dịch là không ngại thất bại. L.K.h. dịch là không đàn áp

kẻ yếu.

497 [4] Theo bác Vvn thì nguyên văn là: Chân-nhân chi tức dĩ chửng, chúng nhân chi tức dĩ hầu - 真

人之息以踵,眾人之息以喉 . Và cũng theo theo bác Vvn thì bản dịch của cụ Nguyễn Hiến Lê có

thể hiểu là: “Hơi thở của chân nhân [sâu tận gót chân rồi] từ gót chân mà lên chớ không phải từ trong

họng phát ra”; hoặc dịch là: “ Hơi thở của c hân nhân lan sâu tận gót chân, hơi thở của kẻ bình phàm

chỉ dừng nơi cuống họng ”. [Goldfish].

498 [5] Nguyên văn: khuất phục giả. L.K.h. dịch là: ai làm nô lệ cho thị dục của mình.

499 [6] Nguyên văn là: chí; các nhà chú giải đều bảo nên đổi là vong (quên), hai chữ đó viết hơi

giống nhau. Quên hết mọi sự thì không lo lắng, đƣợc yên tĩnh.

500 [7] Quân tử ở đây trỏ ngƣời có tài đức dƣới bậc hiền nhân mà trên kẻ sĩ.







Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.