TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 190

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Vô vi thì làm chủ cái danh; vô vi thì gồm các kế hoạch; vô vi làm cho công việc hoá giản dị; vô vi

hƣớng dẫn trí tuệ 548 [15] . Hiểu đƣợc rằng đại đạo là vô cùng [hoặc hiểu đƣợc cái lí vô cùng của đại

đạo] mà tiêu dao ở chỗ hƣ không [vô hình tích]; bảo toàn đƣợc thiên tính, bỏ hết thành kiến, nhƣ vậy

chỉ là để cái tâm hƣ không mà thôi. Bậc chí nhân dùng cái tâm mình nhƣ dùng cái gƣơng: không

đuổi vật đi, không đón vật tới, tự nhiên nhi nhiên mà chiếu khắp vạn vật, không giấu một chút gì;

nhờ vậy mà thắng đƣợc vạn vật, không bị vật làm tổn thƣơng.

7

Vua Nam Hải tên là Mau Lẹ; vua Bắc Hải tên là Thình Lình; vua Trung Ƣơng tên là Hỗn Độn [tức

không phân biệt]. Một hôm Mau Lẹ và Thình Lình gặp nhau ở xứ của Hỗn Độn, đƣợc Hỗn Độn tiếp

đã trọng hậu, muốn đáp lòng tốt đó, bàn với nhau: “Ngƣời ta ai cũng có bảy lỗ 549 [16] để nghe, ăn

và thở; mà anh Hỗn Độn không có một lỗ nào cả, tụi mình thử đục cho ảnh có đủ lỗ đi”. Thế là mỗi

ngày họ đục một lỗ, tới ngày thứ bảy Hỗn Độn chết.

NHẬN ĐỊNH

Chương cuối này thuộc về phần chính trị luận trong học thuyết Trang tử. Đại ý toàn chương được

tóm tắt trong bài 6, bài quan trọng nhất: lí tưởng của các đế vương trị thiên hạ phải là vô vi. Vô vi là

cái kho chứa mọi kế hoạch, nghĩa là không kế hoạch nào bằng vô vi; vô vi thì mọi công việc được

giản dị, trí óc được sáng suốt.

Vô vi là thuận lẽ tự nhiên, cứ hư tâm, không dùng cơ trí, không có thành kiến, thuận theo hoàn cảnh

như cỏ rạp dưới ngọn gió (bài 5), thích ứng với mọi vật, để mọi vật sống theo thiên tính của chúng

(bài 3) vì thiên tính của chúng rất sáng suốt, chí cho chúng ta cái gì nên làm, cái gì nên tránh rồi; ta

đừng nên đem ý riêng của ta mà lập ra pháp độ (bài 2) bắt chúng theo, như vậy sẽ tai hại như hành

động của vua Biển Bắc và vua Biển Nam trong bài 7: đục thêm bảy lỗ cho vua Trung Ương để vua

có đủ tai mắt mũi miệng, rốt cuộc là làm cho vua Trung Ương chết.

Thực hành được nguyên tắc vô vi ấy thì là minh vương “công trùm thiên hạ mà cơ hồ không phải là

công của mình; vạn vật đề được cảm hoá, sống theo bản tính mà không cảm thấy là nhờ đức của


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.