TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 217

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

- Câu “Thánh nhân là lợi khí của thiên hạ, không nên để cho thiên hạ thấy” (X.5) rõ ràng là mượn

chữ trong chương 36 Đạo đức kinh: “Quốc chi lợi khí, bất khả dĩ thị nhân”.

- Chương 12 Đạo đức kinh bảo: “Ngũ sắc làm cho người ta mờ mắc, ngũ âm làm cho người ta điếc

tai”; bài 1 chương Biền mẫu cũng mượn ý đó mà lật ngược lại: “Lạm dụng thị giác thì làm mê loạn

ngũ sắc… lạm dụng thính giác thì làm cho ngũ thanh hỗn tạp…”.

- Trang tử cũng như Lão tử ghét trí xảo, khinh công nghệ, coi nó không hơn gì thương mại (V.5). Tác

giả các chương Biền mẫu và Mã đề cực đoan hơn, đòi huỷ bỏ hết công nghệ:

“Phải dùng cái móc, cái dây [nẩy mực], cái qui, cái củ để sửa lại là làm tổn thương bản tính”

(VIII.3)

“Người thợ gốm đầu tiên bảo: “Tôi khéo nặn đất sét”, rồi dùng cái qui để làm hình tròn, cái củ để

làm hình vuông. Người thợ mộc đầu tiên bảo: “Tôi khéo làm đồ gỗ”, rồi dùng cái móc để làm hình

cong, cái dây để làm hình thẳng. Bản tình của đất sét, gỗ có hợp với cái qui, cái củ, cái móc, sợi dây

không? Vậy mà đời sau khen…” (IX.1).

- Trang tử vẫn trọng thánh nhân. Chẳng hạn Tề vật luận 5, ông bảo: “Thánh nhân dung hoà, coi thị

phi là một mà theo luật quân bình tự nhiên”. Ngay trong bài 1 chương Tiêu dao du ông cũng có câu:

“Chí nhân vô kỉ, thần nhân vô công, thánh nhân vô danh”, và còn nhiều chỗ khác trong các chương

Đại tôn sư, Ứng đế vương nữa.

Đành rằng những thánh nhân ông nói đó là thánh nhân theo quan niệm của ông, tức hạng “thánh

nhân vô vi”, hoà đồng với Đạo, chứ không phải hạng thánh nhân hữu vi của Nho giáo. Nhưng đối

với hạng thánh nhân này, ông không bao giờ mạt sát, có khi còn khen nữa; chẳng hạn chương II bài

9, ông cho ông Thuấn sáng suốt khuyên vua Nghiêu đừng đánh các nước Tông, Khoái, Tư Ngao;

chương V bài 1, ông cho Khổng Tử diễn những tư tưởng của ông, và khen Nghiêu, Thuấn “giữ được

chính khí”. Chỉ có mỗi một chỗ, trong bài 1 chương VI, ông bảo nên coi Nghiêu và Kiệt như nhau;

nhưng nói như vậy ông không có ý chê Nghiêu, trái lại vẫn nhận Nghiêu là thiện, Kiệt là ác, mà chỉ

muốn khuyên ta “tề vật” đừng nên phân biệt thiện ác, thị phi, tốt xấu, thế thôi.

Trái lại, bốn chương đầu Ngoại thiên này, thánh nhân bị mạt sát kịch liệt. Lão tử như một giáo sư

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.