TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 215

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

một “tổ hợp” vì nội dung đã nhất trí: thiên nhiên vốn hoàn hảo, nên người trị nước chỉ cần thuận

theo thiên nhiên, tức thiên tính của con người, đừng làm gì khác (vô vi); mà hình thức cũng có một

điểm giống nhau: trong trọn bộ chỉ có bốn lần dùng danh từ “tam đại” để trỏ ba đời Hạ, Thương,

Chu, mà hai lần ở chương Biền mẫu, một lần ở chương Khư khiếp, một lần ở chương Tại hựu 665

[20] .

Vì vậy người ta cho rằng bốn chương đều do một môn phái viết vào khoảng cuối đời Chiến Quốc

hoặc trong đời Tần, Hán do lẽ cuối đời Chiến Quốc mới có danh từ “tam đại”, và qua đời Tần, Hán

mới có thuyết: ngũ hành có liên quan với ngũ tạng, ngũ thường được nhắc ở đầu chương Biền mẫu.

(chú thích thứ hai bài 1, chương VIII).

Có nhà như Hoàng Cẩm Hoành còn quả quyết rằng hai chương Biền mẫu và Mã đề do một người

viết; hai chương Khư khiếp và Tại hựu do một người khác viết – nhưng cũng thuộc một phái như

người trên – vì cách hành văn trong hai chương sau đều dùng thể vấn đáp, khác với hai chương đầu

mà tư tưởng cũng kịch liệt hơn. Điều đó có thể đúng, chứ chưa chắc vì tôi thấy bút pháp chương Tại

hựu kém hẳn chương Khư khiếp: ý tưởng lộn xộn, nông cạn (bài 3, 4), mà tư tưởng bài 6 ôn hoà chứ

không kịch liệt như những bài khác trong chương (tác giả bảo phải “có lòng nhân nghĩa mà không

thái quá, giữ lễ mà không câu nệ”, rồi lại phân biệt Đạo Trời thì vô vi, Đạo người thì hữu vi; cơ hồ

đã chịu ảnh hưởng ít nhiều của Nho giáo).

*

Điều chắc chắn là cả bốn chương đều không phải của Trang tử.

Về hình thức, lời văn, như trên chúng ta đã thấy, không phải là lời của thời đại Trang; mà giọng văn

cũng không phải giọng Trang. Trang không có giọng gay gắt như trong chương Khư khiếp: “Ai ăn

cắp một nước thì thành chư hầu”, “làm cho bọn Đạo Chích được lợi lớn mà không sao cấm chúng

được, đó là cái tội của thánh nhân” (bài 4); “đả đảo thánh nhân, phóng thích đạo tặc thì thiên hạ

thịnh trị” (bài 3)…

Trang lại phóng khoáng, hùng tâm, đâu có cái giọng khiêm tốn như cuối bài 5 chương Biền mẫu:

“Tôi xấu hổ vì Đạo đức kém, nhưng tôi không dám làm điều nhân nghĩa mà cũng không có những


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.