TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 263

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

có phản ứng, có bị bức bách rồi mới phản động, bất đắc dĩ mới đứng dậy, bỏ trí tuệ, kĩ xảo mà thuận

theo tự nhiên. Vì vậy mà không bị tai hoạ của trời, không bị hệ luỵ của vật, không bị lời bài bác của

ngƣời, không bị sự trách phạt của quỉ thần. Sống thì nhƣ bồng bềnh [với đời], chết thì nhƣ nghỉ ngơi.

Không tƣ lự, không dự tính, sáng đấy mà không chói lọi, có đức tín đấy mà không nhất định phải

đúng hẹn; khi ngủ thì không mộng mị, tỉnh dậy thì không ƣu sầu, tinh thần trong sạch, tâm hồn

không mệt mỏi. Nhờ hƣ vô điềm đạm mà hợp với đức trời [đức tự nhiên].

Cho nên bảo: “Vui và buồn làm hại cho đức; mừng và giận làm hại cho đạo; yêu và ghét làm mất cái

đức. Cho nên lòng không vui buồn là đạt đƣợc chí đức, tinh thần thuần nhất bất biến là đạt đƣợc chí

tĩnh, không chống đối ai là đạt đƣợc chí hƣ, không tiếp xúc với vật là điềm đạm cùng cực, không có

gì không thuận lòng là đạt đƣợc sự tinh tuý cùng cực”.

Cho nên bảo: “Làm việc khó nhọc mà không nghỉ thì thân thể mệt mỏi, dùng tinh lực hoài thì lao

tổn, lao tổn thì khô kiệt. Cũng nhƣ nƣớc kia, không hỗn tạp thì trong trẻo, không động thì phẳng

lặng, nhƣng nếu úng tắc tù hãm thì cũng hết trong. Nƣớc tƣợng trƣng cho cái đức của trời”. Cho nên

bảo: “Thuần tuý mà không tạp, tĩnh mà nguyên chất thì không biến động, đạm bạc mà vô vi, khi

động thì theo sự vận chuyển của trời [luật tự nhiên], đó là phép di dƣỡng thần khí”.

Ai có những bảo kiếm chế tạo ở nƣớc Ngô, nƣớc Việt thì cất chúng vào trong bao, không dám dùng

đến, vì chúng rất quí. Mà tinh thần con ngƣời (còn quí hơn nữa) có thể đi khắp bốn phƣơng, không

đâu không tới, trên thì lên tới trời, dƣới thì bao quát trời đất, nuôi khắp vạn vật mà không có hình

tƣợng nào cả, có thể bảo nó ngang với Thƣợng Đế. Cái đạo thuần hoà chất phác là giữ thần khí đừng

để mất nó, nhƣ vậy Đạo và thần khí sẽ là một, là một thì thông mà hợp với thiên lí.

Tục ngữ có câu: “Hạng thƣờng nhân trọng của cải, kẻ sĩ liêm khiết trọng danh, bậc hiền sĩ trọng chí

tiết, thánh nhân trọng tinh thần”. Cho nên chất phác là giữ đƣợc tinh thần không tạp, thuần khiết là

giữ cho tinh thần không hao tổn. Bậc chân nhân hiểu đƣợc lẽ chất phác và thuần khiết.

*

(Chương này và chương sau có nhiều điểm giống nhau nên sẽ có nhận định chung ở cuối chương

sau)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.