Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
“Thử làm lại với quả nhân xem nào”. Thạch từ chối: “Thần đã làm đƣợc việc đó, nhƣng đối thủ của
thần chết đã lâu rồi”. – (Ý muốn nói Tống Nguyên Quân không thể bình tĩnh, can đảm nhƣ ngƣời đất
Dĩnh kia đƣợc).
Rồi Trang tử kết: “Từ khi Huệ tử mất, đối thủ của tôi cũng chết rồi, tôi không còn ai để đàm luận
nữa”.
Nhắc lại chuyện đó, nhiều tác giả nhƣ Hoàng Cẩm Hoành chỉ khen Trang tử là một ngƣời chí tình, đa
cảm, thƣơng tiếc bạn, mà không nhận ra rằng Trang cũng ham tranh biện lắm, sở dĩ thƣơng tiếc bạn
là vì mất một đối thủ để tranh biện.
Khía cạnh tính tình đó trái ngƣợc với tƣ tƣởng của Trang, nhƣng dù là triết gia thì ngƣời ta vẫn có
những nét mâu thuẫn nhƣ chúng ta – có lẽ triết gia còn có nhiều mâu thuẫn hơn chúng ta nữa – nên
chúng ta không nên lấy làm lạ. Khổng tử suốt đời lo cải tạo xã hội, mà trong thâm tâm lại chỉ mong
mùa xuân, dắt bọn trẻ đi tắm ở sông Nghi, rồi lên hứng mát ở đền Vũ Vu; tính tình rất nghiêm trang,
đạo mạo mà có lúc lại nói đùa với môn sinh; dạy ba ngàn học trò mà có mỗi một cậu con trai thì lại
không biết cậu đã học những gì. (J.J.13[12] Rousseau tệ hơn nữa, viết một cuốn về giáo dục, cuốn
Emile, mà con thì đã không dạy, cũng không nuôi).
Tóm lại, Trang tử có một cá tính rất phong phú, đặc biệt: khoáng đạt, xuất thế, - sống bình dị, yêu tự
do, nhàn tản, tiêu dao, ông cao ngạo, không coi vua chúa ra gì cả, kẻ nào làm trái ý ông, nhất là hay
khoe khoang thì ông không giữ lời, mắng cho tàn nhẫn, nhƣng ông cũng có giọng trào phúng, đùa
cợt; tranh biện với ai thì ông rất lanh trí, hoạt bát, sức tƣởng tƣợng của ông thiên biến vạn hoá, tạo ra
những ngụ ngôn kì dị, khiến đối phƣơng lúng túng, không sao thắng đƣợc ông, về phƣơng diện đó
ông thực là một thiên tài. Ông trái hẳn với Mạnh tử: Mạnh là một chính trị gia hơn là một triết gia,
Trang là một nghệ sĩ hơn là một triết gia; Mạnh là một đại trượng phu giữ đúng nguyên tắc, Trang là
một ẩn sĩ, không coi cái gì là quan trọng trừ sự tự do, sống theo sở thích của mình.
Đó là chân dung của Trang theo những cố sự trong Trang tử. Những cố sự đó chỉ đáng tin một phần
thôi, vì do nhiều ngƣời đời sau ghi lại – những ngƣời này không phải hết thảy là môn sinh của Trang
– mãi tới đời Hán mới đƣợc thu thập thành sách lƣu truyền đến nay nhƣ chƣơng sau chúng ta sẽ thấy.