Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
- Ông không phải là cá, làm sao biết đƣợc cái vui của cá?
Trang tử đáp:
- Ông không phải là tôi, làm sao biết đƣợc rằng tôi không biết cái vui của cá?
- Tôi không phải là ông, dĩ nhiên tôi không biết đƣợc ông, nhƣng ông không phải là cá thì hiển nhiên
là ông không biết cái vui của cá.
Trang tử bảo:
- Xin trở lại câu hỏi đầu tiên. Ông hỏi tôi làm sao biết đƣợc cái vui của cá. Nhƣ vậy tức là ông nhận
rằng tôi đã biết cái vui đó rồi (nên mới hỏi làm sao tôi biết đƣợc?). Làm sao biết tôi đƣợc ƣ? Thì đây:
tôi đứng trên cầu sông Hào này mà biết đƣợc.
Có ngƣời giải thích bài này bảo Trang tử vì đồng hoá với vạn vật nên biết đƣợc cái vui của cá, còn
Huệ tử thì không.
Tôi nghĩ ai nhìn cá thung thăng bơi lội dƣới dòng hoặc nghe chim ríu rít hót trên cành thì cũng thấy
vui và cho rằng chúng cũng vui. Tâm lí đó rất thông thƣờng, chẳng cần chủ trƣơng “vật hoá” nhƣ
Trang mới có ý nghĩ đó. Có thể chính Huệ tử cũng thấy cá vui, mà chỉ bắt bẻ bạn để nghe cãi lí thôi.
Và Trang đã cãi lí y nhƣ các nhà trong phái nguỵ biện. Nếu chỉ có một bài này, thì tôi có thể ngờ
rằng do ngƣời đời sau bịa ra; nhƣng còn bài XXIV.5 đã dẫn trên, và nhiều bài khác nữa, hai nhà
tranh biện về lẽ vô dụng, hữu dụng (bài I.5, XXVI.7) hoặc thế nào là hữu tình, vô tình (V.6). Nhất là
bài XXIV.6, xác nhận rằng Trang rất thích tranh biện với Huệ Thi, nên khi Huệ Thi mất rồi, Trang
tiếc nhƣ tiếc một ngƣời tri kỉ.
Lần đó Trang đi qua ngang mộ Huệ tử, quay lại nói với ngƣời phía sau:
“Một ngƣời đất Dĩnh (nƣớc Sở) đầu mũi dính một cục đất sét trắng lớn bằng cánh con ruồi, nhờ
ngƣời thợ mộc tên là Thạch dùng lƣỡi rìu đẽo đi. Thợ mộc Thạch múa rìu vù vù nhƣ tiếng gió, đẽo
văng cục đất sét mà không đụng tới mũi, và ngƣời kia cũng không hề thất sắc – (Sức tƣởng của
Trang thật dồi dào, kì dị) – Vua Tống Nguyên Quân hay truyện đó, cho vời thợ mộc Thạch lại bảo: