Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
bi thảm, con ngƣời sắp chết thì thốt ra lời đạo đức. Bậc quân tử (ngƣời trị dân, trỏ Mạnh Kính tử) nên
giữ đƣợc ba điều này: dong mạo đừng bạo ngƣợc, ngạo mạn, nét mặt phải thành tín, ngay thật; lời
nói đừng nên thô bỉ, bội nghịch…”.
Tăng tử không buồn vì sắp chết, nhƣng chỉ là một nhà đạo đức mừng rằng suốt đời không mắc tội gì,
đã giữ đƣợc trọn vẹn thân thể, không làm nhục cha mẹ; và còn chút hơi thở thì khi gặp dịp, ông còn
khuyên ngƣời ta thành tín, khiêm tốn, nhã nhặn.
Khổng tử chí lớn hơn nhiều, muốn làm một nhà cải tạo xã hội, gắng sức suốt đời, nhƣng xã hội vẫn
loạn lạc, dân chúng vẫn điêu linh, nên ông buồn, không phải buồn cho ông mà buồn cho thiên hạ rồi
đây sau khi ông mất, sẽ còn khốn khổ hơn nữa. Nhiệt tâm của ông lúc đó vẫn chƣa tắt12[11].
Socrate bình thản hơn; ông cũng muốn giúp nƣớc nhƣng kẻ cầm quyền không hiểu ông, bắt ông chết
thì ông chết, mà ông không oán ai cả.
Trang tử khoáng đạt hơn cả, vui vẻ để cho quạ, diều rỉa xác. Ông còn mắng đùa môn sinh nữa. Và
con ngƣời đó nghệ sĩ làm sao khi tƣởng tƣợng đám tang của mình có trời đất làm quan quách, trăng
sao làm châu ngọc, có vạn vật tiễn đƣa. Thật là hoà đồng với vũ trụ. Trong văn học sử nhân loại,
chắc không có đoạn văn thứ hai nào nhƣ bài XXXII.3 đó.
Trang tử vốn chủ trƣơng không nên tranh biện, vì tranh biện thì kẻ thắng chƣa nhất định là phải, kẻ
thua không nhất định là trái; hơn nữa tranh biện không thuyết phục đƣợc ai cả, mà cũng không thể
dùng ai làm trọng tài để phê phán ai phải ai trái đƣợc (bài II.12 – Tôi sẽ trở lại điểm này trong một
chƣơng sau). Vậy mà trong bộ Trang tử, chúng ta thấy có tới khoảng một chục chỗ Trang tranh biện
với Huệ Thi. Chẳng hạn bài XXIV.5 Trang tử hỏi Huệ Thi:
“- Ngƣời bắn cung vô tình bắn trúng đích thì có thể gọi là thiện xạ rồi kết luận rằng mọi ngƣời đều là
Hậu Nghệ (một ngƣời bắn rất giỏi thời thƣợng cổ) cả không?
Huệ tử đáp:
- Đƣợc.