TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 27

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

châu, vạn vật sẽ đƣa ma ta, nhƣ vậy đồ táng ta chẳng đủ rồi sao? Còn phải thêm gì nữa?

Môn sinh đáp:

- Chúng con sợ quạ và diều hâu sẽ rỉa xác thầy.

Trang tử bảo:

- Tại trên mặt đất thì bị quạ và diều hâu rỉa, ở dƣới đất thì bị kiến và sâu đục (đằng nào cũng vậy).

Tại sao các con lại thiên vị, cƣớp của các loài trên mà cho các loài dƣới?”

Tắt thở tới nơi mà ông lão tám chục tuổi đó còn dí dỏm đƣợc nhƣ vậy!

Những bài văn tả lúc chết của các triết gia lớn đều bất hủ, vì chứa những tƣ tƣởng cao đẹp, mà lại

cho ta hiểu rõ thêm chí hƣớng, tƣ cách tuyệt vời của họ.

Trong bộ Hương sắc trong vườn văn10[9] chƣơng XIII, tôi đã dịch đoạn chép lúc Socrate thản nhiên

đƣa chén thuốc độc lên uống một hơi, thấy đám môn sinh ròng ròng nƣớc mắt, ông rầy: „Khóc lóc gì

kì vậy? Thầy đã đuổi đàn bà ra khỏi là để tránh cái phiền đó vì thầy muốn đƣợc chết yên ổn. Thôi,

bình tĩnh mà an mệnh cả đi”.

Trong cuốn Nhà giáo họ Khổng11[10] tôi cũng đã thuật lại lúc Khổng tử biết mình sắp chết, than thở

xã hội vẫn chƣa hết loạn, rồi đây không còn ai thay mình đƣợc nữa.

Tôi xin dịch thêm dƣới đây hai bài 5 và 6 chƣơng Thái bá (Luận ngữ) lúc hấp hối của Tăng tử:

“Tăng tử đau nặng (sắp mất) cho gọi các đệ tử tới bảo: Dở tay ta ra xem, dở chân ta ra xem (có toàn

vẹn không) nào. Kinh Thi có câu: “Phải nơm nớp, chăm chăm nhƣ xuống vực sâu, nhƣ đi trên giá

mỏng”. Từ đây về sau ta mới biết chắc rằng ta giữ đƣợc (thân ta) khỏi các điều hƣ hỏng, tàn tật đó

các trò”.

Rồi khi Mạnh Kính tử (một đại phu nƣớc Lỗ) lại thăm, ông nói: “Con chim sắp chết thì kêu lên tiếng


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.