Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
cho thấy tin thần rất khoáng đạt của ông thôi.
Bài XVIII.2 rất nổi danh, đƣợc gọi là bài Trang tử cổ bồn, và tích Trang tử cổ bồn rất thƣờng diễn
trên sân khấu thời xƣa. Bài đó nhƣ sau:
“Vợ Trang tử chết, Huệ tử lại điếu, thấy Trang tử ngồi xoạc chân ra, gõ nhịp vào một cái vò8[7] mà
hát, bèn bảo:
- Ăn ở với ngƣời ta, ngƣời ta nuôi con cho, nay ngƣời ta chết, chẳng khóc là bậy rồi, lại còn hát gõ
nhịp vào cái vò, chẳng là quá tệ ƣ?
Trang tử đáp:
- Không phải vậy. Khi nhà tôi mới mất, làm sao tôi không thƣơng xót? Nhƣng rồi nghĩ lại thấy lúc
đầu nhà tôi vốn không có sinh mệnh; chẳng những không có sinh mệnh mà còn không có cả hình thể
nữa; chẳng những không có hình thể mà đến cái khí cũng không có nữa. Hỗn tạp ở trong cái khoảng
thấp thoáng, mập mờ mà biến ra thành khí, khí biến ra thành hình, hình biến ra thành sinh mệnh, bây
giờ sinh lại biến ra thành tử, có khác gì bốn mùa tuần hoàn đâu. Nay nhà tôi nghỉ yên trong cái “Nhà
lớn” (tức trời đất) mà tôi còn ồn ào khóc lóc ở bên cạnh thì tôi không hiểu lẽ sống chết rồi. Vì vậy
mà tôi không khóc”.
Tƣ tƣởng trong bài này hợp với tƣ tƣởng của Trang trong Nội thiên, nhƣng tác giả chắc tƣởng tƣợng
thêm, cho Trang tử ngồi xoạc chân, gõ nhịp mà hát, để câu chuyện thêm hấp dẫn. Trang vốn coi sinh
tử nhƣ nhau (tề sinh tử), chỉ là những biến hoá tự nhiên nhƣ trên cái vòng tròn, không phân biệt đâu
là thuỷ, là chung vì “chung” của giai đoạn này cũng “thuỷ” của giai đoạn sau, vì vậy vợ chết Trang
tử không thấy làm buồn mà khóc, nhƣng tất cũng không lấy đó làm vui cho vợ, tới nỗi gõ nhịp mà ca
hát9[8].
Thú vị hơn nữa là bài XXXII.13 tả lúc Trang tử hấp hối: môn sinh bàn với nhau sẽ hậu táng. Ông
nghe đƣợc bảo:
“- Đừng. Ta đã có trời đất làm quan quách, mặt trời mặt trăng làm ngọc bích, các tinh tú làm ngọc