Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
ta chỉ nên nhớ một điều là Trang không chịu làm quan mà thích sống tự do, thái độ đó rất hợp với tƣ
tƣởng của Trang trong bài I.1 và II.4.
Bài I.1, Trang bảo:
“Ông Liệt tử cƣỡi gió mà bay, thật nhẹ nhàng, khoan khoái, mƣời lăm ngày rồi về. Có phúc lớn nhƣ
ông thật hiếm ở đời, tuy khỏi phải đi, nhƣng ông vẫn còn tùy thuộc một cái gì - do hữu sở đãi -
(nghĩa là còn phải đợi cho gió nổi lên).
Đến nhƣ hạng ngƣời làm chủ đƣợc cái chính đạo của trời đất, chế ngự đƣợc lục khí để ngao du trong
vũ trụ vô biên, thì còn tùy thuộc cái gì nữa đâu”.
Một ngƣời không muốn tuỳ thuộc một cái gì, thì đâu chịu giam mình trong vòng danh lợi. Đến nhƣ
con trĩ ở trong chằm kia, thà chịu khó nhọc kiếm ăn (cứ mƣời bƣớc lại phải mổ một thức ăn, trăm
bƣớc lại phải uống) chứ không chịu bị nhốt để ngƣời ta nuôi, (bài III.4), huống hồ là ông. Ông trọng
tự do hơn hết thảy những gì ở đời, muốn đƣợc hoàn toàn tự do. Đó là nét nổi bật nhất trong cá tính
của ông.
Ông nghĩ sống trong một thời đại loạn, nếu lỡ có tài thì cũng nên giấu tài đi, mới mong đƣợc hƣởng
hết tuổi thọ của trời, nhƣ cái cây lớn cành lá sum suê vì gỗ xấu mà khỏi bị đốn trong bài XX.1.
(Điểm này, tôi sẽ xét thêm trong một chƣơng sau).
Vì có tinh thần trọng tự do, tự tại, khinh phú quí đó, nên Trang cực kì cay độc mà dí dỏm với hạng
vô tài mà khoe khoang khi đƣợc vua thƣởng. Bài XXXII.6 chép:
“Một ngƣời nƣớc Tống tên là Tào Thƣơng đƣợc vua Tống sai đi sứ qua Tần, khi đi chỉ có năm cỗ xe,
vua Tần bằng lòng ông ta lắm, cho một trăm cỗ. Về tới Tống, ông ta gặp Trang tử, bảo:
- Ở trong một đƣờng hẻm trong một xóm nghèo khổ, quẫn bách tới nỗi phải bện dép để sống, đói tới
nỗi cổ ngẳng, mặt xanh xao, đó là sở đoản của Thƣơng tôi. Nhất đán gặp vua một nƣớc vạn cỗ xe rồi
đƣợc tặng một trăm cỗ xe, đó là sở trƣờng của Thƣơng tôi.
Trang tử đáp: