Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
1571 [7] Nƣớc đó của trời chứ đâu phải của mình mà cấm, cũng nhƣ tài của Hoãn là do trời cho, có
gì mà tự đắc. Hai câu này L.K.h. dịch là: Ngƣời em thành một Mặc gia là do thiên phú. Ngƣời anh
(tên Hoãn) tự cho đó là công của mình mà trách cha bênh vực em, thì cũng không khác gì ngƣời
nƣớc Tể đào giếng rồi cấm không cho ai lại uống. Dịch nhƣ vậy thì trên dƣới hô ứng nhau mật thiết
hơn; dịch nhƣ trên thì sát nghĩa hơn.
1572 [8] V.P.C. chú giải: nhƣ Liệt Ngự Khấu thấy năm nhà bán tƣơng dọn cho mình ăn trƣớc mà sợ,
rốt cuộc bị ngƣời ta qui phụ nhiều quá (coi bài 1 chƣơng này) thế là lòng bất an không thắng đƣợc sự
dao động của vật, nhƣng cái đó ngoài dự liệu của ông, mà sự không an ở chỗ không an của ông khác
với ngƣời thƣờng. H.C.H. dịch là: Thánh nhân thuận theo bản tính của vật, không ép vật theo mình,
ngƣời thƣờng là trái hẳn bản tính để truy cầu ngoại vật, không cho vật thuận theo tự nhiên. L.K.h.
giảng: Thánh nhân sửa mình hoài nên sung sƣớng, không truy cầu ngoại vật mà hại cho mình; còn
ngƣời thƣơng đeo duổi cái lợi vật chất nó không tuỳ thuộc họ, mà không nghĩ tới sự tu tâm dƣỡng
tính nó tuỳ thuộc họ. Tiền Mục chẳng giảng gì cả, để cho chúng ta hiểu ra sao thì hiểu. Có lẽ họ Tiền
này khôn hơn cả.
1573 [9] L.K.h. dịch là: biến đổi bản tính của mình để dạy dân.
1574 [10] Dư di dữ?. Tiền Mục dịch là: muốn tôi vui ƣ?
1575 [11] Câu này H.C.H. dịch là: khiến cho con buôn khinh họ (tức hạng ngƣời không quên công
đức của mình), tuy có thời đàm luận với họ, nhƣng trong lòng vẫn không cho là phải (?).
1576 [12] Có sách giảng: lần đầu đƣợc đề cửa làm chức sĩ, lần thứ nhì lên chứ đại phu, lần thứ ba lên
chức khanh.
1577 [13] Nguyên văn: thục cảm bất quĩ. L.K.h. dịch là: ai dám không bắt chƣớc.
1578 [14] Vua Nghiêu nhƣờng ngôi cho Hứa Do, Hứa Do không thèm nhận.
1579 [15] Phải chăng cố ý làm điều đức hạnh nhƣ H.C.H. giảng? Hay là: có ý thức về đức của mình,
nhận rằng mình có đức, nhƣ L.K.h. dịch?
1580 [16] Chắc tác giả muốn nói nhận xét sự vật không bằng mắt mà bằng thành kiến, bằng sự yêu
ghét của mình, nhận rằng mình có đức, nhƣ L.K.h. dịch?