Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
1581 [17] Tôi thú thực không hiểu tác giả muốn nói gì.
1582 [18] Nguyên văn là bình. L.K.h. dịch là hoà bình.
1583 [19] Trong chƣơng XXIV Từ Vô Quỉ có một bài (bài 6) và trong chƣơng XXXII Liệt Ngự
Khấu có đến bốn bài (6, 11, 12, 13) chép cố sự về Trang tử; cả năm bài đó đều đƣợc cụ Nguyễn Hiến
Lê dẫn trong tiểu mục Đời sống(của Trang tử). [Goldfish]
Nguyễn Hiến Lê
Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Giới thiệu và chú dịch: Nguyễn Hiến Lê
Chương XXXIII
THIÊN HẠ
( Thiên hạ )
1
Trong thiên hạ có rất nhiều ngƣời nghiên cứu về đạo, thuật mà ai cũng cho học thuyết của mình là
hoàn toàn. Cái mà ngƣời xƣa gọi là đạo thuật đó, nó ở đâu? Đáp: “Nó ở khắp nơi. Hỏi: “Thần thánh
ở đâu giáng xuống? Minh vƣơng ở đâu hiện ra? Đáp: Thánh nhân sinh ra, minh vƣơng thành công
đều do cái đạo thuần nhất. Không rời cái gốc của Đạo thì gọi là “thiên nhân”; không rời cái tinh vi
của Đạo thì gọi là “thần nhân”; không rời cái chân thật của Đạo thì gọi là “chí nhân”. Lấy trời làm
tôn chủ, lấy đức làm căn bản, lấy đạo làm cửa, tiên đoán đƣợc sự biến hoá 1584 [1] , thì gọi là thánh
nhân. Dùng lòng nhân ái mà gia ân cho ngƣời, dùng chính nghĩa mà qui định đạo lí, dùng lễ để tiết
chế hành động, dùng nhạc để điều hoà tính tình, cảm hoá ngƣời khác bằng lòng nhân từ thì gọi là
ngƣời quân tử. Dùng pháp độ để phân biệt, dùng danh hiệu để biểu minh, dùng sự tham kiểm để
chứng nghiệm, dùng sự kê khảo để quyết đoán; đặt ra điều mục phân minh nhƣ một, hai, ba, bốn
1585 [2] để cho bách quan giữ thứ tự đó mà điều khiển việc nƣớc.