TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 458

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

không thấy đƣợc sự thuần nhất của trời đất, và cái đại thể của cổ nhân. Đạo thuật trong thiên hạ sắp

bị chẻ nhỏ ra rồi.

4

Không phô trƣơng với hậu thế 1591 [8] , không lãng phí mọi vật, không khoe khoang về điển

chƣơng chế độ, gắng sức giữ qui củ (một kĩ luật nghiêm) để sẳn sàng giúp đời một cách cấp thiết,

trong đạo thuật của cổ nhân có chủ trƣơng đó. Mặc Địch và [môn sinh là] Cầm Hoạt Li đƣợc nghe

thuyết đó thấy thích, nhƣng họ tỏ ra thái quá trong việc họ làm, và dễ dàng quá (nghĩa là không xét

kĩ) trong việc họ cấm 1592 [9] . Họ cấm nhạc, lấy lẽ rằng để tiết kiệm, bảo sống không nên ca hát,

ngƣời thân thiết chết thì không nên bận đồ tang. Mặc tử chủ trƣơng kiêm ái, mƣu cái lợi chung cho

mọi ngƣời, phản đối chiến tranh. Đạo của ông là không oán giận; ông hiếu học, biết rộng nhƣng

không chấp nhận những ý kiến khác mình. Ông không đồng ý với thánh vƣơng đời xƣa, bỏ hết lễ

nhạc. Về cổ nhạc thì Hoàng Đế đặt ra điệu Hàm Trì, vua Nghiêu có điệu Đại Chƣơng, vua Thuấn có

điệu Đại Thiều, vua Vũ có điệu Đại Hạ, vua Thang có điệu Đại Hộ, vua Văn vƣơng có điệu Tịch

Ung, vua Võ vƣơng và ông Chu công có điệu Vũ. Tang lễ thời xƣa, sang hay hèn đều có nghi lễ nhất

định, phân biệt đẳng cấp trên dƣới, nhƣ thiên tử thì có bảy lớp quan quách, chƣ hầu có năm lớp, đại

phu ba, kẽ sĩ hai. Riêng Mặc tử là sống cấm ca hát, khi ngƣời thân chết thì cấm mặc đồ tang, áo quan

bằng gỗ vông chỉ dày ba tấc [bằng khoảng một phần ba gang tay], mà không có quách, đó là phép

chung cho mọi ngƣời.

Đem đạo đó dạy ngƣời, đâu phải là yêu ngƣời, chính mình theo đạo đó thì cũng không phải là yêu

mình. Tôi không công kích Mặc tử; nhƣng ngƣời ta ca hát mà ông ấy cấm ca hát, ngƣời ta khóc

[ngƣời chết] mà ông ấy cấm khóc; ngƣời ta chơi âm nhạc mà ông ấy cấm âm nhạc; nhƣ vậy có hợp

nhân tình không? Sống thì lao khổ, chết thì bị chôn cất bạc bẽo, cái đạo ấy khắc nghiệt quá, khiến

ngƣời ta ƣu uất, buồn rầu, khó thi hành đƣợc. Tôi còn ngại rằng nó không phải là đạo của thánh

nhân, trái với lòng ngƣời, không ai chấp nhận nó. Tuy một mình Mặc tử theo đƣợc, nhƣng còn những

ngƣời khác thì sao? Ông ấy cách biệt với thiên hạ nhƣ vậy, thật là xa đạo của thánh vƣơng quá.

Mặc tử tự bênh vực đạo của mình, bảo: “Thời xƣa Vũ trị lụt, khai thông sông rạch, khiến cho nƣớc

chảy ra cõi bốn rợ và khắp chín châu Trung Quốc. Thời đó có ba trăm con sông lớn, ba ngàn chi lƣu,

còn rạch nhỏ thì vô số. Vua Vũ đích thân cầm sọt, cầm cuốc để khai thông cho nƣớc các sông nhỏ


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.