Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
theo dòng chảy ra sông lớn. Cực khổ đến nỗi đùi teo lại, ống chân không còn một sợi lông, xông pha
gió mƣa để dựng nƣớc. Ông là bậc đại thánh mà lao khổ phục dịch cho thiên hạ nhƣ vậy đấy”. Mặc
tử nói nhƣ vậy, cho nên Mặc gia đời sau nhiều ngƣời mặc áo da, vải thô, đi giày dép bằng gỗ hoặc
cỏ, làm việc suốt ngày đêm không nghỉ, cho sống lao khổ là lí tƣởng tối cao, bảo: “Không vậy thì
không phải theo đạo vua Vũ, không đáng là môn đồ Mặc tử”.
Đệ tử của Tƣơng Lí Cần, môn sinh của Ngũ Hầu và những Mặc gia ở phƣơng Nam nhƣ Khổ Hoạch,
Dĩ Xỉ, Đặng Lăng tử… đều tụng Mặc kinh (kinh của Mặc tử) mà càng có những tƣ tƣởng quái dị,
chống đối nhau, tự xƣng là Biệt Mặc, công kích nhau bằng những lí luận “kiên bạch” (cứng và
trắng), “đồng dị” (giống nhau và khác nhau), “lẻ và chẳn giống nhau” 1593 [10] . Hết thảy đều coi
các cự tử 1594 [11] là thánh nhân, đều nguyện thờ cự tử làm thủ lảnh để mong đƣợc nối nghiệp.
Ngày nay những cuộc tranh luận của họ vẫn chƣa dứt.
Dụng tâm của Mặc tử và Cầm Hoạt Li tốt, nhƣng thực hành sai. Họ khiến cho những ngƣời đời sau
học đạo của họ ganh đua nhau lao khổ tới nỗi đùi teo, ống chân rụng hết lông. Nhƣ vậy là cái tội làm
nhiễu loạn thiên hạ thì lớn mà công làm cho thiên hạ đƣợc trị thì ít 1595 [12] . Nhƣng Mặc tử quả là
ngƣời tốt trong thiên hạ, không tìm đƣợc ngƣời nào khác nhƣ ông ấy. Chịu cực khổ dù cho thân thể
khô đét, ông ấy cũng không bỏ việc giúp đời. Thật là bậc sĩ có tài năng, nhiệt tâm.
5
Không để cho thế tục làm luỵ mình, không dùng ngoại vật để kiểu sức (loè loẹt bề ngoài) mình,
không cẩu thả 1596 [13] với ngƣời, không đố kị ngƣời, mong cho thiên hạ đƣợc thái bình, nhân dân
an cƣ lạc nghiệp, mọi ngƣời và mình đủ ăn đủ mặc thì thôi, theo quan niệm đó mà biểu lộ tâm chí
của mình, trong đạo thuật cổ nhân có chủ trƣơng đó. Tống Kiên và Doãn Văn 1597 [14] đƣợc nghe
thuyết đó, thấy thích, làm một kiểu mũ giống núi Hoa 1598 [15] để đội cho khác ngƣời.
Trong việc tiếp ứng với vạn vật, họ chủ trƣơng trƣớc hết đừng để cho thành kiến che lấp 1599 [16] .