TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 460

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Họ cho rằng sự bao dung là hành động tự nhiên của con ngƣời; dùng lòng bao dung đó để thân cận

với vạn vật, điều hoà thiên hạ, đó là căn bản chủ trƣơng của họ. “Bị ngƣời ta khinh bỉ mắng chửi

cũng đừng lấy làm nhục”, đó là lời họ dùng để ngăn ngƣời ta tranh đấu, cấm chỉ sự đem quân xâm

chiếm nƣớc khác, cứu cái nạn chiến tranh trên đời. Họ chu du thiên hạ truyền bá thuyết đó, khuyến

cáo vua chúa, dạy bảo dân chúng; dù không ai tán thành, họ vẫn gắng sức thuyết phục, không chịu

ngừng, cho nên bảo: “Ngƣời trên kẻ dƣới ngán không muốn tiếp họ nữa thì họ cũng nhất định lại”.

Xét ra họ lo tính cho ngƣời khác nhiều quá mà lo tính cho thân họ ít quá. Họ bảo: “Nhu cầu của tôi ít

lắm 1600 [17] , chỉ cho tôi mỗi ngày nửa đấu gạo là đủ. Tôi chỉ sợ các ông ăn không đủ no thôi, còn

tôi dù có đói, cũng không quên những ngƣời khác”. Suốt ngày đêm họ nói hoài: “Phải làm sao cho

ngƣời khác sống”. Làm sao chúng ta có thể khinh hạng ngƣời cứu đời đó? 1601 [18] Họ cũng bảo:

“Ngƣời quân tử không hà khắc với ngƣời khác, không để thân thể bị ngoại vật chi phối. Cái vô ích

của thiên hạ thì tìm hiểu nó [cho phí công], không bằng bỏ nó đi”. Bề ngoài họ cấm sự xâm lăng và

dùng binh; ở trong họ tiết tình, quả dục. Học thuyết của họ, lớn nhỏ, tinh thô, họ đem tuyên truyền và

áp dụng, chỉ có bấy nhiêu thôi.

6

Công chính mà không thiên vị đảng phái, bình dị mà không ích kỉ, quyết đoán mà không có thành

kiến, tuỳ theo ngoại vật mà không phân biệt mình và ngƣời, không tƣ lự, không dùng mƣu trí; đối

với sự vật, không lựa chọn mà cứ theo diễn tiến tự nhiên; đạo thuật của cổ nhân có chủ trƣơng đó.

Bành Mông, Điền Biền và Thận Đáo 1602 [19] đƣợc nghe thuyết đó thấy thích.

Qui tắc chính của họ là vạn vật ngang nhau (tề vật) 1603 [20] . Họ bảo: “Trời che đƣợc mà không

chở đƣợc, đất chở đƣợc mà không che đƣợc. Đại Đạo bao dung đƣợc vạn vật mà không phân biệt

(vật này hơn, vật kia kém). Họ biết rằng vạn vật đều có chỗ dùng đƣợc, ở chỗ không dùng đƣợc, cho

nên bảo: “Lựa chọn thì không dùng đƣợc hết (vì có cái phải bỏ đi), dạy dỗ thì tất có chỗ không tới,

chỉ thuận theo Đạo là không bỏ sót cái gì hết”. Cho nên Thận Đáo chủ trƣơng bỏ trí tuệ đi, quên

mình đi, cứ theo cái thế bất đắc dĩ mà hành động, thản nhiên thuận theo sự vật, nhƣ vậy là hợp lí với





Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.