TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 462

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Quan Doãn bảo: “Mình không có chủ kiến, cứ thuận theo tính tự nhiên của vật thì hình thái của vật

sẽ hiện rõ; khi mình hành động thì nhƣ dòng nƣớc, khi mình tĩnh thì nhƣ tấm gƣơng. Cảm ứng với

tiếng vang dội lại, lòng nhƣ hƣ vô, thanh tĩnh, tịch mịch, hoà hợp với vật mà không cạnh tranh – còn

nhƣ nếu muốn đƣợc thì mất – không ở trƣớc ngƣời mà luôn luôn theo sau ngƣời”.

Lão Đam bảo: “Biết nhƣ con trống mà giữ nhƣ con mái, làm khe nƣớc cho thiên hạ, biết vinh mà giữ

nhục, làm cái hang cho thiên hạ” 1610 [27] . Mọi ngƣời đều tranh nhau tới trƣớc, riêng ông ở lại phía

sau. Ông bảo: “Tôi cam chịu sự nhục trong thiên hạ”. Mọi ngƣời đều cầu cái “thực”, riêng ông giữ

cái “hƣ”. Vì ông [tri túc] không chất chứa, nên có dƣ. Ông sống ung dung an thích nên không bị tổn

thƣơng. Ông vô vi và chê cƣời bọn khéo léo. Mọi ngƣời đều cầu hạnh phúc, riêng ông chịu uốn mình

để đƣợc an toàn. Ông bảo: “Chỉ cầu tránh đƣợc tai hoạ”. Ông coi sự tinh thâm là căn bản, sự kiệm

ƣớc là cƣơng kỉ, bảo: “Cứng rắn sẽ bị huỷ hoại, nhọn thì sẽ bị cùn”. Ông khoan dung với vạn vật,

không xâm lấn ai cả.

Tuy hai ông ấy chƣa đạt tới cảnh giới cực cao của Đạo, nhƣng cũng là những bậc chân nhân hiểu

rộng của thời cổ.

8

Thanh tĩnh, vô hình mà biến hoá hoài. Sống ƣ? Chết ƣ? Trời đất chỉ là một ƣ? Thần minh đi đâu?

Ngƣời ta mang nhiên (không biết gì cả) đi về đâu? Rồi hốt nhiên tới đâu? Vạn vật bao la trong vũ trụ

mà không có vật nào đáng cho ta qui về cả. Đạo thuật của cổ nhân có chủ trƣơng đó. Trang Chu

đƣợc nghe thuyết đó thấy thích rồi diễn những thuyết viễn vong vô cứ, nhƣng lời lẽ hƣ vô, không đầu

đuôi, những nghị luận phóng khoáng nhƣng không thiên lệch, vì ông không nhìn một cách phiến

diện. Ông cho rằng thiên hạ hôn mê hỗn trọc, không diễn bằng những lời nghiêm trang đƣợc, cho

nên dùng những lời biến hoá vô định để suy diễn tình lí của vạn vật, dẫn chứng những “trọng ngôn”

để ngƣời ta tin là thực, dùng những “ngụ ngôn” 1611 [28] để khai triển học thuyết (hoặc mở mang

tâm ý ngƣời khác).

Riêng ông hoà hợp với tinh thần của trời đất, nhƣng không khinh thị vạn vật, không khen không chê,

sống yên ổn với ngƣời đời. Sách ông viết tuy tân kì, đặc biệt, nhƣng uyển chuyển, không hại cho đại

Đạo. Văn từ của ông chỗ hƣ chỗ thực mà hoạt kê, kì ảo, thú vị. Đạo đức của ông sung mãn không


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.