TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 476

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

1707[56] Câu này của Công Tôn Long. Theo L.K.h.: con “cẩu” là con chó con, lông chƣa dài; còn

“khuyển” là con chó lớn, lông đã dài rồi; con cẩu chƣa thành con khuyển, nên không phải con

khuyển.

1708[57] Ngựa vàng là một ý niệm, bò đen là một ý niệm nữa; khi hai con đứng với nhau lại có một

ý niệm chung về ngựa và bò, vậy là ba ý niệm.

1709[58] Có sách giảng: trắng và đen là tiếng ta đặt ra, vậy ta cũng có thể đảo ngƣợc lại, gọi là đen

cái màu mà hiện nay ta gọi là trắng. Có sách lại giảng: chó trắng là lông nó trắng nhƣng đồng thời nó

cũng đen vì mắt của nó đen. Còn một cách giải khác: màu sắc là do ánh sáng, áng sáng thay đổi thì

màu sắc cũng đổi thay, trắng cũng có thể hoá xanh, đỏ hay đen.

1710[59] Câu này cũng của Công Tôn Long. Ông muốn bảo: con ngựa con đó bây giờ không có mẹ,

tức là chƣa bao giờ có mẹ. Ông nói bậy, vì không chấp nhận sự biến đổi: trƣớc nó có mẹ, bây giờ

mới không.

1711[60] Vì cứ chặt một nửa thì con một nửa, hôm sau còn một nửa của một nửa còn lại hôm trƣớc,

cứ nhƣ vậy hoài vạn đời sau cũng còn lại một nửa của cái nửa còn lại hôm trƣớc. – Hy Lạp thời cổ,

thế kỉ thứ năm trƣớc T.L. Zénon cũng có một nguỵ biện nhƣ vậy: Achille chạy rất nhanh, con rùa

chạy rất chậm; con rùa chạy trƣớc một quảng rồi thì vạn đời sau Archille cũng không đuổi kịp con

rùa.

1712[61] Hoàn Đoàn và Công Tôn Long đều là ngƣời nƣớc Triệu, Công Tôn Long sinh khoảng -330,

mất khoảng -242, chịu ảnh hƣởng của Huệ Thi, thuộc phái Danh gia, soạn cuốn Công Tôn tử nay còn

6 thiên.

1713[62] Câu này L.K.h. cho là lời của Huệ Thi và dịch là: Nhƣng tôi đây này, vũ trụ làm gì đƣợc

tôi? (Nguyên văn: Thi tồn hùng nhi vô thuật).

1714[63] Câu này, nguyên văn là: Phù sung nhất thượng khả, viết dũ quí, đạo cơ hĩ. Tôi theo H.C.H.

– D.N.L. dịch là: càng tôn trọng ngôn từ, đừng phát ngôn (bừa bãi) thì càng gần với đạo. L.K.h. dịch

là: Cái hiểu biết của Huệ Thi có thể diễn đạt đƣợc một khía cạnh của chân lí nếu ông ta bảo: “Càng

quí trọng cái Đạo thì càng gần nó”.









Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.