Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
1685[34] Lẽ này dễ hiểu.
1686[35] L.K.h. giảng: nhƣ cây thông giống cây bách và cây hồng, nhƣng sự giống nhau của cây
thông và cây bách, khác với sự giống nhau của cây thông và cây hồng.; đó là những chỗ giống nhau,
khác nhau nhỏ. Còn chỗ giống nhau, khác nhau lớn thì nhƣ: mọi sinh vật đều giống nhau vì đều do
tạo hoá sinh ra, nhƣng khác nhau là vì là những phần tử khác nhau trong vũ trụ.
1687[36] Ngƣời Trung Hoa thời đó không biết hết phƣơng Nam, cho nó là vô cùng, nhƣng so với vũ
trụ vô cùng thì nó vẫn là hữu cùng.
1688[37] Có ngƣời giảng: hôm nay mới tới nƣớc Việt, nhƣng từ hôm qua đã nghĩ tới việc tới nƣớc
Việt, cho nên bảo tới từ hôm qua. – L.K.h. giảng: hôm nay là hôm qua của ngay mai, nên đứng về
ngày mai mà nói thì hôm nay tức là hôm qua.
1689[38] Theo L.K.h.: đập bể cái vòng thì gỡ ra đƣợc. D.N.L. bảo: vì chúng chỉ móc vào nhau chứ
không dính nhau.
1690[39] Nƣớc Yên ở phƣơng Bắc, nƣớc Việt ở phƣơng Nam, vậy phía Bắc nƣớc Yên không thể là
phía Nam của nƣớc Việt đƣợc. Nhƣng trong vũ trụ vô biên, cả Trung Hoa cũng chỉ là một cái chấm
nhỏ, vậy phía Bắc nƣớc Yên và phía Nam nƣớc Việt cũng ở trong cái chấm đó thôi, không phân biệt
đƣợc.
1691[40] Lẽ này dễ hiểu: đều là con của tao hoá cả thì nên yêu nhau.
1692[41] Trứng nở ra con chim, con chim có lông, thì trong trứng tất có lông hay cái gì để sau thành
ra lông.
1693[42] Ta nói đến chân gà là có một ý niệm rồi, mỗi chân con gà là một ý niệm nữa, tất cả là ba ý
niệm.
1694[43] Trong vũ trụ vô biên, thiên hạ và kinh đô Dĩnh đều lẫn vào nhau thành một điểm rất nhỏ,
vậy bảo thiên hạ gồm Dĩnh thì ngƣợc lại cũng có thể bảo Dĩnh gồm thiên hạ.
1695[44] Có ngƣời giảng: con chó có thể coi lầm con cừu. Ngƣời khác giảng: tiếng “chó” ta dùng để
chỉ con chó; nhƣng khi mới đặt ra nó, ta dùng để chỉ con cừu cũng đƣợc, tên vật chỉ là một mặc ƣớc
giữ chúng ta với nhau.