Trang Tử và Nam Hoa Kinh
Nguyễn Hiến Lê
Tạo Ebook:
Nguyễn Kim Vỹ
Nguồn truyện: vnthuquan.net
1674[23] L.K.h. dịch là: cốt sao cho không ai chê họ, không khen họ là đƣợc rồi.
1675[24] Câu này từ “Sự giáo hoá của họ…”, L.K.h. cho là lời của Bành Mông.
1676[25] Nguyên văn: dĩ bản vi tinh, dĩ vật vi thô. Chữ bản (gốc) có thể hiểu là “vô”, chữ vật có thể
hiểu là “hữu”. H.C.H. giảng bản là bản nguyên của trời đất.
1677[26] Quan Doãn, sinh khoảng -440, mất khoảng -360, họ Doãn tên Hi, làm chức coi cửa ải, nên
gọi nhƣ vậy (Quan là cửa ải). – Lão Đam tức Lão tử.
1678[27] Hai câu này ở trong Đạo Đức kinh, chƣơng XXVIII: “Tri kì hùng, thủ kì thƣ, vi thiên hạ
khê; (…) tri kì vinh, thủ kì nhục, vi thiên hạ cốc”; đại ý là không khoe khoang mà nên tỏ vẻ nhũn
nhặn, đừng tranh sự vinh quang mà giữ địa vị khiêm tốn, thì ngƣời ta sẽ qui phụ mình nhƣ nƣớc chảy
vào cái khe, cái hang, tức chỗ thấp.
1679[28] Về những danh từ “trọng ngôn” và “ngụ ngôn” xin coi bài 1 chƣơng Ngụ ngôn.
1680[29] Nguyên văn: kì ứng ư, hoá nhi giải ư vật giả, kì lí bất kiệt, kì lai bất thuế, mang hồ, muội
hồ, vị chi tận giả. Mấy bài trong chƣơng này, nhất là ba bài số 5, 6, 7 chúng tôi đều dịch thoát. Riêng
câu này, L.K.h. dịch ngƣợc hẳn lại. Chúng tôi theo các bản chữ Hán. [Cụ Nguyễn Hiến Lê tham khảo
năm bản chú giải; trong đó chỉ có một bản chữ Pháp của Liou Kia – hway, bốn bản kia đều là chữ
Hán – Goldfish]
1681[30] Thời đó còn phải khắc chữ trên thẻ tre.
1682[31] Câu này dễ hiểu. Đã cực lớn thì không có gì lớn hơn để bao ở ngoài đƣợc nữa; đã cực nhỏ
thì không có gì nhỏ hơn để chứa bên trong nữa.
1683[32] Nguyên văn: vô hậu bất khả tích dã, kì đại thiên lí. L.K.h. không chấn câu sau chữ hậu, và
dịch là: “Không có vật gì dày mà không chồng chất lên đƣợc, nó lớn tới ngàn dặm”, và ông giảng
nhƣ một đống đá, cứ chất hoài thì nó thành một đống lớn đến ngàn dặm. Tôi dịch theo các bản chữ
Hán mà không biết có đúng không.
1684[33] Có thể hiểu nhƣ vầy: xét theo phƣơng diện tƣơng đối thì trời cao đất thấp, núi cao hơn
chằm, nhƣng so sánh với cái vô cùng thì trời đất, núi chằm đều không đáng kể gì, ngang nhau hết.