TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 51

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

không phát huy đƣợc hết cái đạo làm ngƣời, nhƣ vậy là hạng ngƣời cổ hủ”. 48 [2]

Nhƣ vậy thì danh từ ngụ ngôn dùng trong bài đó có nghĩa rộng hơn nghĩa ngày nay. Nó gồm:

a) Những truyện hoàn toàn tƣởng tƣợng mà nhân vật hoặc là cây cỏ, súc vật, thần linh, nhƣ truyện

con giếc xin Trang tử một đấu nƣớc trong bài XXVI.2, truyện con cú kêu lên một tiếng lớn doạ con

uyên sồ vì sợ nó tranh mồi của mình trong bài XVII.6;

b) Những truyện về danh nhân nhƣng chỉ có tên là đúng còn hành vi, ngôn ngữ do tác giả tƣởng

tƣợng ra nhƣ Khổng tử, Nhan Hồi trong bài IV.1, Lỗ Ai Công và Trọng Ni trong bài V.4;

c) Những chuyện có thực nhƣng tác giả sửa đi ít nhiều cho hợp với chủ trƣơng của mình, nhƣ những

bài chép truyện Khổng tử bị tai nạn giữa hai nƣớc Trần và Thái, chẳng hạn bài XXVIII.12: Khổng tử

quả bị vậy mà vẫn vui, nhƣng Tử Lộ và Tử Cống đều là những môn sinh giỏi của ông, không khi nào

lại chê thầy là vô liêm sỉ;

d) Những cố sự hoặc những lời nói của danh nhân, hoàn toàn có thực.

Ba loại b, c, và d đều viện dẫn những ngƣời thực hoặc truyện thực để lời của mình hoá ra “nặng cân”

(trọng ngôn) hơn mà ngƣời đọc tin hơn.

Còn “chi ngôn” chỉ là những lời nghị luận, giảng giải mà không dùng ngụ ngôn hay trọng ngôn.

Ngày nay chúng ta chỉ dùng những truyện, hoặc là tƣởng tƣợng hẳn mà ta gọi là ngụ ngôn (loại a),

hoặc là không tƣởng tƣợng chút nào mà ta gọi là cố sự (loại d) chứ không sửa đổi một sự kiện lịch sử

hay đặt vào miệng cổ nhân những lời của chính mình – nhƣ vậy là thiếu trung thực – nhƣng thời

Chiến Quốc cách đó hình nhƣ phổ biến.

Đó là đặc điểm nổi bật nhất trong bút pháp Trang tử.

Đặc điểm thứ nhì là sức tƣởng tƣợng của Trang rất mạnh mẽ, phong phú.


Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.