TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 53

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

nảy ra cái ý tả “tiếng sáo – tức âm nhạc – của đất” đó: Âu Dƣơng Tu chỉ tả mùa thu 49 [3] , mà

Tourgueniev chỉ tả tiếng gió trong rừng thôi 50 [4] .

Trang tử đã ghi cho ta trên một chục tiếng gió : ào ào, vun vút, gầm, thở nhẹ, mắng mỏ, khóc lóc,

than thở, ríu rít... nhƣng ông biết ngôn ngữ loài ngƣời không sao đủ để tả hết đƣợc, nên ông cho ta

tƣởng tƣợng thêm: có cả vạn hang lỗ trên rừng núi, mặt đất, to nhỏ khác nhau, sâu nông khác nhau,

hình thể khác nhau, và gió thổi vào mỗi hang mỗi lỗ là tạo nên một thanh âm khác.

Nghệ thuật ông hàm súc mà hùng vĩ.

Điểm thứ ba: văn của Trang đột ngột, biến hoá không sao lƣờng đƣợc.

Bài đầu chƣơng I, chẳng rào đón gì cả, ông kể ngay truyện con cá côn biến thành chim bằng; chúng

ta chƣa hiểu truyện đó có ý nghĩa gì thì ông tả hơi nƣớc từ đất bốc lên, tả màu trời xanh thăm thẳm;

rồi ông đột ngột nói đến việc đổ một chén nƣớc xuống một chỗ lõm trong sân, để sau trở về truyện

con chim bằng. Tới đây ta mới hiểu đƣợc ý ông: lớp không khí mà không dày thì không đỡ đƣợc con

chim bằng cũng nhƣ nƣớc không sâu không đỡ đƣợc chiếc thuyền lớn.

Từ con chim bằng tới con chim cƣu, ông nhảy qua truyện đi xa, rồi truyện cây nấm, con ve sầu với

cây “xuân”, con rùa thiêng. Liên miên hết truyện nọ đến truyện kia, hết truyện loài vật đến truyện

ngƣời: truyện ông Vinh tử, ông Liệt tử, gần nhƣ đầu Ngô mình Sở, biến hoá vô cùng, mãi tới khi hết

bài, phải suy nghĩ mới thấy sự liên lạc mong manh, tế nhị giữa các truyện đó, và mới hiểu đƣợc ý của

bài: muốn “tiêu dao” thì cứ theo thiên tính, bản năng của mình, đừng tuỳ thuộc một cái gì, quên mình

đi, siêu thoát ra ngoài thế vật.

Khi hiểu đƣợc ý Trang rồi thì ta thấy nhƣ tác giả chƣơng XXXIII (Thiên hạ) đã nói: hƣ hƣ, thực

thực, kì ảo, thú vị.

Điểm thứ tƣ: Trang tử rất lanh trí, thƣờng bịa ra những truyện có tính cách hoạt kê để đáp lại đối

phƣơng, chứ ít khi lí luận, chính vì vậy mà Tƣ Mã Thiên bảo “những kẻ túc học thời đó cũng không

cải ông đƣợc”. Ông nửa đùa nửa thực thì còn bắt bẽ ông cách nào?




Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.