TRANG TỬ NAM HOA KINH - Trang 52

Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Nguyễn Hiến Lê

Tạo Ebook:

Nguyễn Kim Vỹ

Nguồn truyện: vnthuquan.net

Ngay từ đầu bộ ông đã tƣởng tƣợng truyện con cá côn biến thành con chim bằng “lƣng rộng không

biết mấy ngàn dặm, khi tung cánh bay thì cánh nó nhƣ đám mây trên trời… khi dời xuống biển Nam,

nó đập nƣớc tung toé lên ba ngàn dặm rồi nƣơng gió lốc cuốn lên cao chín vạn dặm”; rồi tới một con

rùa thiêng mùa xuân của nó dài năm trăm năm, mùa thu dài năm trăm năm, tới cây “xuân” mùa xuân

dài tới tám ngàn năm, mùa thu cũng dài tám ngàn năm. Ông dùng những vật cực lớn, cực thọ để so

sánh với những vật rất nhỏ, nhƣ con cút chỉ bay cao đƣợc vài nhẫn, và rất yểu nhƣ cây nấm chỉ sống

đƣợc một buổi sáng để sau cùng kết luận rằng dù lớn nhỏ khác nhau nhƣ vậy mà các loài đó điều

“tiêu dao” nhƣ nhau cả, không ao ƣớc đƣợc nhƣ loài khác, chỉ có loài ngƣời là không hiểu lẽ đó,

buồn vì đời mình ngắn ngủi, muốn đƣợc nhƣ ông Bành Tổ nhƣng ông Bành Tổ chỉ sống đƣợc có bảy

trăm năm, so với rùa thiêng và cây “xuân” có thấm gì đâu.

Hình ảnh thật mới mẽ, mà tƣ tƣởng cao thâm, khoáng đạt.

Gần trọn chƣơng V kể truyện những kẻ tàn tật, gù lƣng, không môi, cụt một giò, cụt ngón chân, hoặc

xấu nhƣ quỉ, mà đức lại rất cao, đƣợc rất nhiều nhiều ngƣời theo học, thiếu nữ nào trông thấy cũng

mê, để chứng tỏ rằng hễ có đức cảm hoá đƣợc ngƣời khác thì ngƣời ta quên hình dáng ghê tởm của

mình đi, vậy tinh thần mới quan trọng chứ không phải thể chất, dong mạo.

Nội thiên đầy những hình ảnh nhƣ vậy, không sao kể hết, tôi chỉ xin dẫn thêm một đoạn tuyệt diệu tả

tiếng gió đầu chƣơng Tề vật luận:

“Đất thở thì thành gió. Gió không thổi thì thôi, đã thổi thì cả vạn hang lỗ đều gào thét lên. Anh có

nghe gió hú bao giờ chƣa? Trên rừng núi cao ghê gớm có những cây lớn chu vi đƣợc cả trăm gang

tay, thân cây có hang có lỗ, nhƣ lỗ mũi, lỗ tai hoặc miệng ngƣời; lại có những lỗ (vuông) nhƣ lỗ đục

trong các đà ngang, hoặc lỗ mắt cáo; có lỗ nhƣ miệng cối, nhƣ ao sâu, nhƣ vũng cạn. Gió thổi thì

những lỗ ấy phát ra những tiếng khác nhau, có khi nhƣ tiếng nƣớc chảy ào ào, có khi nhƣ tiếng tên

bay vút vút; có khi nhƣ tiếng thú gầm, nhƣ tiếng thở nhẹ; có khi nhƣ tiếng ngƣời mắng mỏ, khóc lóc,

than thở; có khi nhƣ tiếng chim ríu rít, nhƣ tiếng ngƣời đi trƣớc hô, ngƣời đi sau đáp. Gió hiu hiu

thổi thì nghe du dƣơng; gió lớn nổi lên thì nghe ào ào. Gió lớn ngừng rồi, các hang lỗ lại im lặng, mà

anh có thấy cành lá lúc đó chỉ hơi lay động không?”.

Tôi chƣa thấy một bài văn tả gió nào có thể so sánh đƣợc với đoạn trên. Có lẽ vì không có nhà nào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.