HÒA ƯỚC WESTPHALIA
T
rong thời đại chúng ta, Hòa ước Westphalia đã tạo ra một tiếng vang đặc
biệt như sự mở đường cho một khái niệm mới về trật tự quốc tế mà đã lan
rộng trên toàn thế giới. Thời điểm đó, các đại biểu nhóm họp để đàm phán,
tập trung nhiều vào những cân nhắc về vị thế và nghi thức ngoại giao.
Khi các đại diện của Đế quốc La Mã Thần thánh và hai đối thủ chính
của nó là Pháp và Thụy Điển đồng ý về nguyên tắc để triệu tập một hội
nghị hòa bình, cuộc xung đột đã kéo dài hơn 23 năm. Giao tranh còn diễn
ra thêm hai năm nữa, các phái đoàn đàm phán mới thực sự gặp gỡ nhau;
trong thời gian đó, mỗi bên đều cố gắng củng cố đồng minh và các khu vực
bầu cử trong nước.
Không giống các hiệp định lịch sử khác như Hội nghị thành Vienna
trong giai đoạn 1814-1815 hay Hòa ước Versailles
Westphalia không phải là kết quả của một cuộc họp duy nhất, và bối cảnh
không phải như ta thường hình dung về việc nhóm họp của các chính khách
suy ngẫm từng câu hỏi siêu nghiệm về trật tự thế giới. Do có nhiều địch thủ
giao tranh trong một cuộc chiến trải dài từ Tây Ban Nha đến Thụy Điển,
nên hòa bình đạt được thông qua một loạt thỏa thuận riêng rẽ diễn ra ở hai
thị trấn khác nhau thuộc Westphalia. Các cường quốc Thiên Chúa giáo,
trong đó có 178 đại biểu riêng biệt từ các quốc gia khác nhau trong Đế
quốc La Mã Thần thánh, nhóm họp ở thành phố Thiên Chúa giáo Münster.
Các cường quốc Tin Lành tập trung ở thành phố Osnabrück nơi mà theo cả
Giáo hội Luther và Thiên Chúa giáo, cách đó khoảng 48 km. 235 phái viên
chính thức và đội ngũ nhân viên của họ đã trú ở bất kỳ phòng nào họ có thể
tìm thấy ở hai thị trấn nhỏ này, nơi chưa từng được coi là thích hợp cho một
sự kiện quy mô lớn chứ chưa nói gì đến một hội nghị của tất cả các cường