Trung Quốc, một quốc gia rộng lớn với dân số đông, xung quanh là
những quốc gia nhỏ bé hơn, đã tự cho mình là quốc gia nằm ở trung tâm
của thế giới, vua của nó không được coi là vị vua bình thường mà là vua
của các vua dưới danh xưng “hoàng đế”, được mệnh danh là “thiên tử”, có
quyền cai trị mọi quốc gia khác trong “thiên hạ”, và vua các quốc gia khác,
một mặt phải chịu sự sắc phong của nó, mặt khác phải tiến hành việc triều
cống vốn nặng về nghi lễ thuần phục hơn là ý nghĩa kinh tế. Vì vậy, nó
không dễ dàng chấp nhận một trật tự thế giới theo luật chơi do phương Tây
đã định sẵn. Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ ý định trở thành trung tâm của
thế giới. Điều đó càng làm sâu sắc thêm tham vọng bá quyền của quốc gia
này hôm nay khi nó đang trỗi dậy.
Kissinger cũng điểm qua Ấn Độ với tư cách một quốc gia có trọng
lượng đáng kể ở khu vực này, với dân số đông và một sức mạnh quân sự
đáng nể. Ấn Độ, từ lâu đã chủ trương một đối sách trong quan hệ quốc tế:
không đi theo bất kỳ một bên nào. Quốc gia này đặt lợi ích của mình như là
nguyên tắc trong quan hệ với các quốc gia khác, chứ không phải là vấn đề ý
thức hệ hay các liên minh. Nó cố gắng tránh xung đột cũng như đứng về
một bên xung đột với các quốc gia khác, trừ những cuộc đụng độ quân sự ở
biên giới với Pakistan vốn dai dẳng qua các thập kỷ. Ấn Độ không tự đặt
mình vào như là một cường quốc trong cán cân thăng bằng của trật tự thế
giới, dù nó vẫn có những động thái hỗ trợ huấn luyện quân sự và dân sự
cho các quốc gia bạn bè, trong đó có Việt Nam.
Khi nhìn về Á châu, dường như trong đó Kissinger có cái nhìn ưu ái
hơn với Nhật, một đất nước của những hòn đảo lớn nhỏ. Hai lần Nhật đã
từng trở thành cường quốc khiến phương Tây ngạc nhiên. Sức sống bền bỉ
dẻo dai, lòng quật cường và đoàn kết dân tộc đã mấy lần giúp nước này
vượt qua những cơn triều dâng từ phương Tây, kể cả khi nó yếu hơn. Chịu
ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, nhưng Nhật là nước đã kiên quyết thoát
ra để tạo nên tư tưởng và tâm hồn của riêng mình. Thua trận và bị phương
Tây chèn ép, Nhật đã nhún nhường nhưng không hạ mình, không đi theo
phương Tây như một kẻ chư hầu nhưng cũng không đối đầu một cách thiếu
cơ sở, mà đã chọn con đường hòa hợp và học hỏi phương Tây để rồi âm