lớn chưa từng có, kể cả so với các chuẩn mực của phương tiện truyền thông
đại chúng của thế kỷ XX. phạm vi ảnh hưởng cũng rất rộng lớn. Dù đó là sự
lựa chọn hay bởi sự cần thiết, chúng ta đều đã tán dương khả năng thu thập
và phân tán thông tin siêu tốc của Internet.
Như McLuhan đã nói, chúng ta dường như đã tới điểm tiếp nối trong lịch sử
tri thức và văn hóa nhân loại, thời điểm chuyển tiếp giữa hai cách thức tư
duy khác nhau. Cái chúng ta đang đánh đổi để lấy sự phong phú của
Internet - chỉ có kẻ xấu tính mới phủ nhận sự phong phú đó - chính là điều
mà Karp xem như “quá trình tư duy tuần tự cũ của chúng ta”.Dù có sự điềm
tĩnh, tập trung và mạch lạc, tư duy tuần tự đang bị đẩy ra lề bởi một kiểu tư
duy mới. Nó vừa muốn vừa cần phải tiếp nhận và chuyển đi thông tin theo
những đợt ngắn, rời rạc và thường chồng chéo lên nhau - càng nhanh càng
tốt. John Battele, trước là biên tập viên tạp chí và giảng viên báo chí, và giờ
điều hành một tổ chức quảng cáo trực tuyến, mô tả cái rùng mình của ông
khi lướt qua các trang web. “Khi tôi đang tự mình chế tác thứ này thứ khác
hàng giờ đồng hồ, tôi chợt ‘cảm thấy’ óc mình phát sáng, tôi ‘cảm thấy’
mình thông minh hơn”
[19]
. Hầu hết chúng ta đều có những trải nghiệm
tương tự khi ở trên mạng, những cảm giác đó làm chúng ta say mê - đến nỗi
chúng có thể làm sao nhãng quá trình nhận thức sâu của chúng ta.
Trong năm thế kỷ vừa qua, kể từ khi máy in của Gutenberg đưa việc đọc
sách thành một trào lưu phổ biến, tư duy văn chương, tuần tự vẫn nằm ở
trung tâm của nghệ thuật, khoa học và xã hội. Mềm dẻo và tinh tế, nó trở
thành tư duy sáng tạo của thời kỳ phục hưng, tiếp sau là tư duy lý luận của
thời kỳ Khai sáng, tư duy sáng chế của Cách mạng Công nghiệp, và cả tư
duy lật đổ của Chủ nghĩa Đổi mới. Nhưng có lẽ tư duy tuần tự sẽ nhanh
chóng trở thành quá khứ.
THEO LỜI KỂ KHIÊM NHƯỜNG của máy tính HAL 9000, HAL được
sinh ra, hay nói cách khác “được cho hoạt động” vào ngày 12 tháng 1 năm