Electric GE-635 của trường. Những cỗ máy tính mainframe chạy hệ thống
mang tính đột phá có tên hệ thống phân chia Thời gian Dartmouth, một
dạng nguyên sơ của mạng máy tính cho phép hàng chục người sử dụng máy
tính đồng thời.Phân chia thời gian chính là biểu hiện đầu tiên của cái ngày
nay chúng ta gọi là điện toán cá nhân.Như Kemeny đã viết trong sách, hệ
thống này tạo ra “một mối quan hệ cộng sinh đích thực giữa người và máy
tính”.
[20]
Chuyên ngành của tôi là tiếng Anh và tôi đã cố làm mọi cách để không phải
học toán và khoa học, nhưng Kiewit chiếm một vị trí chiến lược trong
trường, ngay trên đường từ ký túc xá của tôi tới Câu lạc bộ nam sinh. Vào
những tối cuối tuần, tôi thường dành một hay hai tiếng với thiết bị đầu cuối
tại phòng máy điện báo công cộng trong khi chờ những buổi uống bia.
Thông thường, tôi tiêu tốn thời giờ vào một trong những trò chơi ngớ ngẩn
và thô sơ dành cho nhiều người cùng chơi mà nhóm sinh viên lập trình - tự
xưng là “sysprog” - đã bẻ khóa (hack) được.Tuy vậy, tôi cũng tự học cách
sử dụng chương trình soạn thảo văn bản rầy rà của hệ thống này và thậm chí
còn học một vài lệnh BASIC.
Nhưng đó chỉ là sở thích kỹ thuật số nhất thời. Cứ mỗi giờ ở Kiewit, tôi lại
ngồi hai giờ ở thư viện Baker bên cạnh. Tôi đã từng nhồi nhét để chuẩn bị
cho các kỳ thi trong phòng đọc thênh thang của thư viện, tìm kiếm dữ kiện
trong những cuốn sách nặng nề trên giá sách tham khảo, và làm thêm ở bàn
phát sách - kiểm tra sách vào và ra. Dù vậy, hầu hết thời gian ở thư viện của
tôi là để lang thang dọc theo những hàng sách dài và hẹp. Dù ở giữa mười
ngàn cuốn sách, tôi không có cảm giác lo lắng của triệu chứng ngày nay
chúng ta gọi là “quá tải thông tin”. Có cái gì đó bình an trong sự im lặng
của những cuốn sách, sự sẵn lòng chờ đợi hàng năm, thậm chí hàng chục
năm của chúng để gặp được một người bước tới và rút chúng ra khỏi nơi
chúng được đặt vào. Những cuốn sách thì thầm với tôi bằng một giọng mơ
hồ: Cứ thư thả. Chúng tôi nào có đi đâu.