chia A/B”, Google liên tục giới thiệu các thay đổi nhỏ trong giao diện và
cách hoạt động của các trang web, mỗi nhóm người dùng có những thay đổi
khác nhau và sau đó Google so sánh xem các thay đổi ảnh hưởng như thế
nào tới hành vi của người dùng - họ dành bao nhiêu thời gian cho một trang,
cách họ di chuyển con trỏ trên màn hình, họ nhấp và không nhấp chuột vào
cái gì, họ sẽ làm gì tiếp theo. Bên cạnh các bài kiểm tra trực tuyến tự động,
Google thuê các tình nguyện viên để theo dõi bằng mắt và thực hiện các
nghiên cứu tâm lý khác tại “phòng thí nghiệm tính khả dụng” trong nhà.
Theo hai nhà nghiên cứu của Google trong một bài blog viết năm 2009 về
phòng thí nghiệm, do người lướt Web đánh giá nội dung các trang web
“nhanh đến nỗi những quyết định họ đưa ra phần lớn đều là vô thức” nên
việc theo dõi chuyển động mắt của họ “là điều tốt nhất tiếp theo để có thể
thật sự đọc được những gì họ nghĩ”.
[287]
Irene Au, giám đốc bộ phận trải
nghiệm người dùng của công ty, cho biết Google dựa vào “nghiên cứu tâm
lý nhận thức” để đẩy mạnh mục tiêu “giúp mọi người sử dụng máy tính
hiệu quả hơn”.
[288]
Các đánh giá chủ quan, bao gồm cả đánh giá thẩm mỹ, không có trong tính
toán của Google. Mayer nói: “Thiết kế trên Web ngày càng giống khoa học
hơn là nghệ thuật. Bởi bạn có thể lặp lại nhanh chóng, bởi bạn có thể đo
lường chính xác nên bạn có thể thật sự tìm ra những khác biệt nhỏ và biết
được cái nào là đúng”.
[289]
Trong một thí nghiệm nổi tiếng, công ty kiểm
tra 41 sắc thái khác nhau của màu xanh nướcbiển trên thanh công cụ để xem
sắc thái nào thu hút được nhiều cú nhấp chuột nhất từ khách truy cập. Công
ty cũng thực hiện các thí nghiệm nghiêm ngặt tương tự về văn bản đặt trên
trang web. Mayer giải thích: “Bạn phải cố gắng làm từ ngữ trông ít giống
con người hơn và giống máy móc nhiều hơn”.
[290]
Trong cuốn sách Technopoly năm 1993, Neil Postman cô đọng các nguyên
lý chính trong hệ thống quản lý khoa học của Taylor. Theo ông, chủ nghĩa
Taylor dựa vào sáu giả định: “mục đích chủ yếu, nếu không phải là duy