khắc nghiệt nhất, đến nỗi khoảng cách một dặm cũng không thể xoa dịu
được. Nó kể câu chuyện về những người bận rộn, những cư dân từ các
đường phố náo nhiệt, đang đến nghỉ một ngày tại làng quê này - những nhà
kinh doanh - nói ngắn gọn là từ đủ loại thị phi; và không có gì ngạc nhiên
khi điều đó mang đến tiếng thét giật mình bởi nó mang thế giới ồn ào vào
không gian bình lặng của chúng ta.
[324]
Leo Marx mở đầu cho The Machine in the Garden (Cỗ máy trong vườn),
nghiên cứu kinh điển năm 1964 của ông về ảnh hưởng của công nghệ tới
văn hóa Mỹ, bằng cách gọi lại buổi sáng của Hawthorne trong Sleepy
Hollow. Marx cho rằng đối tượng thật sự của nhà văn là “cảnh quan tâm lý”
và đặc biệt là “sự tương phản giữa hai điều kiện nhận thức”. Khu đất hoang
nhỏ trong rừng mang đến cho người tư duy đơn lẻ “sự cách ly khỏi các
phiền nhiễu”, một không gian được bảo vệ để có thể trầm ngâm suy tu. Sự
xuất hiện ồn ào của con tàu, cùng “những người bận rộn” mang tới “sự bất
hòa tâm lý gắn với khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa”.
[325]
trầm ngâm bị choáng ngợp bởi sự bận rộn cơ khí của thế giới ồn ào.
Cũng giống thế khi Google và nhiều công ty Internet nhấn mạnh hiệu quả
trao đổi thông tin là chìa khóa dẫn tới tiến bộ trí tuệ. Ít nhất kể từ khi bắt
đầu cuộc Cách mạng công nghiệp, đó là chủ đề chung của lịch sử tinh thần.
Nó mang tới một đối trọng mạnh mẽ và liên tục, trái với quan điểm khác
biệt của American Transcendentalists (Phong trào Tiên nghiệm tại Mỹ) và
trước đó là English Romantics (Phong trào Lãng mạn tại Anh), rằng sự giác
ngộ thật sự chỉ có được nhờ suy ngẫm và tự sự nội tâm. Mối căng thẳng
giữa hai quan điểm là biểu hiện của một mâu thuẫn lớn hơn nữa, theo thuật
ngữ của Marx, “máy móc” và “khu vườn” - lý tưởng công nghiệp và lý
tưởng đồng quê. Mâu thuẫn đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành xã hội hiện đại.
Theo ý hiểu của Hawthorne, khi tiến vào lĩnh vực tri thức, lý tưởng công
nghiệp về hiệu quả mang tới mối đe dọa tiềm tàng cho lý tưởng thôn quê về