cửu rằng một thành tựu công nghệ mới có thể xóa bỏ hoặc phá hủy
những thứ mà chúng ta cho là quý giá, hiệu quả, những thứ thể hiện giá
trị của chính nó, và có giá trị sâu sắc về tinh thần”. Trong trường hợp này,
nỗi lo sợ hóa ra là sai lầm. Sách bổ sung cho trí nhớ, nhưng theo Eco, chúng
cũng “thử thách và cải thiện, chứ không gây mê, trí nhớ”.
[347]
Nhà nhân văn học người Hà Lan Desiderius Erasmus, trong cuốn sách De
Copia năm 1512, đã nhấn mạnh mối quan hệ giữa trí nhớ và đọc sách. Ông
kêu gọi sinh viên làm chú thích cho sách của họ, sử dụng “một kí hiệu nhỏ
hợp lý” để đánh dấu “sự xuất hiện của những từ ngữ ấn tượng, cách diễn tả
cổ xưa hoặc mới lạ, cách hành văn, sử dụng châm ngôn và ví dụ tuyệt vời,
cũng như những nhận xét súc tích đáng ghi nhớ”. Ông cũng đề nghị mỗi
sinh viên và giáo viên phải có một cuốn sổ tay cho từng môn học “để mỗi
khi phát hiện ra một điều gì đó cần ghi chú thì họ có thể viết vào phần thích
hợp”. Viết ra các đoạn trích và thường xuyên xem lại giúp đảm bảo chúng
sẽ được lưu trữ rất lâu trong đầu. Có thể xem đoạn văn như “các loại hoa”
được ngắt ra từ trang sách và bảo quản trong trí nhớ.
[348]
Erasmus khi còn là học sinh đã thuộc lòng rất nhiều tác phẩm văn học cổ
điển, trong đó có trọn bộ tác phẩm của nhà thơ Horace và nhà viết kịch
Terence. Ông không khuyên khích học thuộc lòng chỉ để ghi nhớ các sự
kiện. Với ông, học thuộc lòng không chỉ là một cách để lưu giữ thông tin.
Đó là bước đầu tiên của quá trình tổng hợp, một quá trình dẫn tới việc hiểu
sâu hơn một bài đọc. Theo lý giải của nhà sử học cổ điển Erika Rummel,
ông tin rằng một người nên “tiếp thu những gì mình học được và phản ánh
lại thay vì mù quáng bắt chước những phẩm chất đáng ao ước của tác giả”.
Quá trình học thuộc lòng của Eramus không phải một quá trình cơ học
không động não mà đòi hỏi toàn bộ tâm trí. Theo Rummel, quá trình đó yêu
cầu “sự sáng tạo và đánh giá”.
[349]
Lời khuyên của Erasmus giống với lời khuyên của triết gia La Mã Seneca,
người đã sử dụng phép ẩn dụ từ giới sinh vật để mô tả vai trò của trí nhớ