Chương 10: MỘT THỨ NHƯ TÔI
Đó là một trong những chương kỳ quặc của lịch sử khoa học máy tính, tuy
nhiên cũng là một chương đáng kể lại. Trong khoảng thời gian một vài
tháng từ năm 1964 đến 1965, Joseph Weizenbaum, một nhà khoa học máy
tính 41 tuổi tại Viện công nghệ Massachusetts, đã viết một ứng dụng phần
mềm phân tích ngôn ngữ viết mà ông lập trình để chạy trên hệ điều hành
phân chia thời gian mới của trường đại học. Một sinh viên ngồi tại một
trong các thiết bị của hệ thống sẽ nhập một câu vào máy tính, và chương
trình của Weizenbaum sẽ dựa theo một bộ quy tắc đơn giản về ngữ pháp
tiếng Anh để phát hiện một từ hoặc một cụm từ nổi bật trong câu và phân
tích bối cảnh cú pháp của từ hoặc cụm từ đó. Tiếp đó, chương trình sẽ dựa
theo một bộ quy tắc khác để chuyển câu đó thành một câu mới, trông như
một lời hồi đáp lại câu ban đầu. Câu văn do máy tính tạo ra xuất hiện gần
như ngay lập tức trên máy tính của sinh viên, tạo cảm giác giống một cuộc
hội thoại.
Trong một bài viết vào tháng 1 năm 1966 để giới thiệu chương trình của
mình, Weizenbaum nêu một ví dụ cụ thể về hoạt động của chương trình này.
Nếu một người nhập vào câu “I am very unhappy these days” (Những ngày
này tôi buồn lắm) thì máy tính chỉ cần biết rằng cụm từ “I am” thường đi
trước mô tả về trạng thái hoặc cảm xúc hiện tại của người nói. Máy tính sẽ
trả lời bằng câu “How longhave you been very unhappy these days?”
(Những ngày này bạn đã buồn bao lâu rồi?).Weizenbaum giải thích chương
trình hoạt động nhờ áp dụng “một kiểu mẫu theo câu ban đầu, một phần
trong đó ứng với hai từ “I am” và phần còn lại sẽ cô lập các từ “very
unhappy these days”“. Sau đó chương trình sử dụng một thuật toán “bộ
dụng cụ ghép” phù hợp với mẫu, bao gồm một quy tắc chỉ rõ rằng “bất kỳ
câu nào có dạng “I am very ABC” sẽ được chuyển thành “How long have
you been very ABC”, không phụ thuộc vào nghĩa của ABC”.
[389]