giữa nhà hùng biện Socrates và triết gia Plato cuối cùng cũng được định
đoạt với phần đúng thuộc về Plato.
Nhưng chữ viết vẫn chưa thắng lợi hoàn toàn. Bởi sách chép tay vẫn đắt và
hiếm, quy cách tri thức của sách và tư duy của người đọc sâu vẫn chỉ duy trì
trong một nhóm tương đối nhỏ những người có đặc quyền. Bảng chữ cái,
phương tiện của ngôn ngữ, đã tìm thấy phương tiện lý tưởng cho mình
trong trang sách, phương tiện của chữ viết.Tuy vậy, sách vẫn chưa tìm thấy
phương tiện lý tưởng cho chính nó - thứ công nghệ có thể giúp sản xuất,
phân phối sách thật rẻ, nhanh và nhiều.
TRONG KHOẢNG NĂM 1445, người thợ chế tác vàng người Đức có tên
Johannes Gutenberg rời Strasbourg, nơi ông đã sống trong vài năm, và theo
sông Rhine trở lại Mainz, thành phố nơi ông sinh ra. Ông mang theo mình
một bí mật - một bí mật lớn. Trong vòng mười năm, ông đã ngầm sáng chế
một số thứ mà ông tin khi kết hợp lại, chúng sẽ tạo ra nền tảng cho một
ngành xuất bản kiểu mới. Ông nhìn thấy cơ hội trong việc tự động hóa sản
xuất những cuốn sách và các văn bản viết khác, từ đó thay thế những người
chép chữ đáng kính bằng một loại máy in mới lạ. Sau khi dàn xếp được hai
khoản vay lớn với Johann Fust, một người hàng xóm giàu có, Gutenberg lập
một xưởng ở Mainz, mua một số công cụ và vật liệu để bắt tay vào việc.
Bằng kỹ năng chế tác kim loại, từ một loại hợp kim nóng chảy, ông đã tạo
ra các khuôn đúc nhỏ và có thể xếp được để đúc các chữ cái với chiều cao
bằng nhau nhưng bề rộng khác nhau. Chữ đúc, còn gọi là con chữ, có thể
được sắp xếp nhanh chóng trên một trang giấy cần in; sau khi công việc
hoàn thành, chúng lại được tháo ra và xếp cho một trang giấy
mới
[114]
.Gutenberg cũng phát triển một phiên bản cải tiến của máy ép bắt
vít bằng gỗ, thời đó được dùng để ép nho làm rượu; chiếc máy mới có thể
đưa hình các con chữ lên một trang giấy da hoặc giấy thường mà không làm
nhòe các chữ cái. Và ông sáng chế tiếp thành tố quan trọng thứ ba trong hệ
thống in của mình: một loại mực bằng dầu có thể dính vào con chữ kim
loại.