nỗi gian nan trong việc viết. Để tránh mệt nhọc, các tác giả trước kia thường
đọc chính tả để người chuyên chép chữ viết lại. Ngay khi việc viết lách dễ
dàng hơn vì có khoảng cách giữa các từ, các tác giả đã cầm bút và bắt đầu
tự thảo ra những trang giấy một cách riêng tư. Tác phẩm của họ lập tức
mang tính cá nhân và phiêu lưu hơn.Họ bắt đầu góp tiếng nói vào những ý
tưởng không chính thống, đáng ngờ và cả những vấn đề dị giáo hay nổi
loạn, từ đó mở rộng giới hạn kiến thức và văn hóa. Một mình trong phòng,
thầy tu Guibert thuộc dòng Benedictine ở Nogent đã có đủ tự tin để viết ra
lời giảng giải không chính thống về kinh thánh, lời giải thích sinh động về
những giấc mơ của ông, và thậm chí thơ ca khiêu dâm - những thứ hẳn ông
không bao giờ viết nếu cần phải đọc cho một người chuyên chép chữ. Cuối
đời, khi không còn nhìn được và phải trở lại cách đọc chính tả, ông phàn
nàn về việc phải viết “chỉ bằng miệng, mà không có tay, không có
mắt”
[109]
Các tác giả cũng bắt đầu đọc lại và sửa lại tác phẩm của mình, công đoạn
thường bị bỏ qua khi chép chính tả. Việc đó cũng làm biến đổi hình thức và
nội dung của văn bản viết. Saenger giải thích, lần đầu tiên người viết “có
thể nhìn toàn bộ bản thảo của mình và bằng việc tham khảo chéo, họ có thể
tạo ra những mối quan hệ nội tại và loại bỏ những sự dư thừa vốn phổ biến
trong văn học chép chính tả” của thời Trung cổ trước đó
[110]
.Các luận
điểm trong sách dài hơn và rõ hơn, đồng thời phức tạp và kích thích hơn,
bởi người viết đã tự giác nỗ lực chắt lọc ý tưởng và lý lẽ của họ.Cuối thế kỷ
XIV, văn bản viết thường được chia thành đoạn và chương, đôi khi có mục
lục để giúp người đọc định hướng trong cấu trúc ngày càng phức tạp của
chúng
[111]
. Dĩ nhiên trong quá khứ đã có những những người chú trọng
đến hình thức văn thơ, như minh chứng trong các mẩu đối thoại tao nhã của
Plato, nhưng các quy ước viết lách mới đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển
của văn học, đặc biệt là văn học viết bằng tiếng mẹ đẻ.
Tiến bộ của công nghệ sách đã thay đổi việc đọc và viết của mỗi cá
nhân.Chúng cũng tạo ra những hệ quả xã hội. Văn hóa xoay quanh việc đọc