Người đọc không chỉ đọc hiệu quả hơn. Họ còn trở nên tập trung hơn. Đọc
thầm một cuốn sách dài cần khả năng tập trung dài, cần “đắm mình” vào
những trang sách như cách ngày nay chúng ta vẫn thường nói. Phát triển
khuôn khổ tâm lý như vậy không hề dễ dàng. Giống như não của hầu hết
các động vật họ hàng của chúng ta, trạng thái tự nhiên của não người là sao
lãng. Khuynh hướng tự nhiên của chúng ta là chuyển hướng nhìn, và cả sự
chú ý, từ vật này sang vật khác nhằm nhận biết những thứ đang diễn ra
xung quanh càng nhiều càng tốt. Các nhà khoa học thần kinh đã khám phá
ra “cơ chế từ dưới lên” nguyên thủy trong não chúng ta. Theo tác giả một
bài viết năm 2004 trên tạp chí Current Biology, cơ chế đó “chi phối tín hiệu
giác quan thô, và vô thức hướng sự chú ý vào những đặc điểm trực quan nổi
bật có thể quan trọng”
[104]
. Những thứ thu hút hầu hết sự chú ý của chúng
ta là bất cứ biến đổi nào trong môi trường xung quanh. “Các giác quan của
chúng ta rất nhạy bén với thay đổi”, Maya Pines từ Học viện Y Howard
Hughes giải thích.“Những vật đứng yên hoặc không thay đổi trở thành một
phần cảnh quan và gần như không được chú ý tới”.Nhưng ngay khi “thứ gì
đó trong môi trường thay đổi, chúng ta cần để ý bởi đó có thể là nguy hiểm
hoặc cơ hội”
[105]
.Việc chuyển hướng sự chú ý nhanh và có tính phản xạ
từng thiết yếu với sự sống còn của chúng ta. Nó làm giảm bớt khả năng
chúng ta bị động vật săn mồi tấn công bất ngờ và khả năng chúng ta bỏ qua
một nguồn thức ăn ở gần. Trong hầu hết lịch sử loài người, cách nghĩ của
con người không hề theo trình tự.
Đọc sách là quá trình tư duy phi tự nhiên, đòi hỏi sự chú ý liền mạch, lâu
dài vào một đối tượng cố định duy nhất.Người đọc cần phải đặt chính mình
vào cái mà TS Eliot gọi trong tác phẩm Four Quartets là “điểm đứng yên
của thế giới đang quay”. Họ phải rèn luyện bộ não để bỏ qua mọi thứ khác
đang diễn ra xung quanh, để chống lại sự thôi thúc hướng sự chú ý từ tín
hiệu này sang tín hiệu khác. Họ phải hun đúc hoặc củng cố các kết nối thần
kinh cần để chống lại sự sao lãng bản năng, áp đặt “sự kiểm soát từ trên
xuống” đối với sự chú ý của họ
[106]
. Nhà tâm lý học của trường King’s