TRÍ TUỆ GIẢ TẠO - INTERNET ĐÃ LÀM GÌ CHÚNG TA- - Trang 71

ít mang tính chất biểu diễn hơn, mà trở thành phương tiện hướng dẫn và
phát triển cá nhân. Sự thay đổi đó dẫn tới bước biến đổi quan trọng nhất của
chữ viết kể từ khi bảng chữ cái ngữ âm ra đời. Đầu thiên niên kỷ thứ hai,
người viết bắt đầu đặt ra các quy tắc về trật tự từ trong các tác phẩm của họ,
sắp xếp từ thành một hệ thống cú pháp dễ hiểu và được chuẩn hóa. Cùng
lúc đó, bắt đầu ở Ai-len và Anh, sau đó lan rộng ra toàn Tây Âu, người viết
bắt đầu tách câu thành nhóm từ, và ngăn cách các từ bằng khoảng trống.
Vào cuối thế kỷ XIII, thể viết liên tục đã gần như không được dùng trong cả
tiếng Latin và các ngôn ngữ bản địa khác. Dấu chấm câu cũng bắt đầu phổ
biến, giúp việc đọc dễ dàng hơn. Lần đầu tiên, chữ viết được hướng tới cả
mắt và tai.

Khó mà nói quá lời về tầm quan trọng của những thay đổi này. Sự ra đời
các quy tắc về trật tự từ châm ngòi cuộc cách mạng trong cấu trúc ngôn ngữ
mà theo ghi nhận của Saenger, ‘Vốn đã đối chọi với lối dùng từ vần điệu cổ

xưa”

[101]

. Phải học mới có thể đọc thành thạo được. Theo các nghiên cứu

đương đại về việc đọc ở trẻ em, để đọc trôi chảy, hệ thống mạch thần kinh
trong não cần có những thay đổi phức tạp, Maryanne Wolf giải thích, người
đọc thành thạo phát triển những vùng não chuyên biệt cho việc giải nghĩa
nhanh chữ viết. Các vùng não được kết nối “để biểu diễn những thông tin
hình ảnh, âm vị và ngữ nghĩa quan trọng và để truy vấn những thông tin này
trong chóp mắt”. Ví dụ, vỏ não thị giác phát triển “một bức tranh ghép thực
sự” gồm các kết cấu thần kinh chuyên nhận diện “hình ảnh các chữ cái, kiểu

chữ cái và từ”

[102]

trong vài phần nghìn giây. Khi bộ não thành thạo với

việc nhận dạng chữ viết, tức là biến một hoạt động giải quyết vấn đề phức
tạp thành một quá trình tự động, nó có thể tập trung nhiều tài nguyên hơn
cho việc phân tích ngữ nghĩa. Nhờ đó, chúng ta có thể đạt tới khái niệm
“đọc sâu”. Bằng cách “biến đổi quá trình tâm sinh lý của việc đọc”, khoảng
cách giữa các từ “đã giải phóng năng lực trí tuệ của người đọc”, Saenger
viết; “những người đọc với trí tuệ khiêm tốn cũng có thể đọc nhanh hơn, và

họ có thể hiểu thêm nhiều văn bản vốn ngày càng khó hơn”

[103]

.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.