đó tiếp tục chi phối chữ viết. Trong giai đoạn đầu thời Trung Cổ, khi đọc
chữ trong sách, người đọc không thể sử dụng thứ tự từ để quyết định ý
nghĩa, vẫn chưa có quy tắc nào cả.
[98]
Việc không có khoảng cách giữa các từ, cộng với việc thiếu quy tắc về trật
tự từ tạo một “gánh nặng lớn” lên những người đọc cổ xưa, John Saenger
giải thích trong cuốn sách lịch sử về sách chép tay Space between Words
(Khoảng cách giữa các từ).
[99]
Mắt người đọc phải di chuyển chậm chạp và
ngập ngừng trên các dòng chữ, thường xuyên dừng lại và quay lại đầu câu,
vì trí óc phải vật lộn để hiểu một từ kết thúc ở đâu và từ mới bắt đầu ở đâu,
và mỗi từ có vai trò thế nào trong ý nghĩa của câu. Việc đọc chữ giống như
giải đố. Toàn bộ vỏ não, bao gồm các vùng não trước liên quan tới chức
năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, hẳn đã phải làm việc cật lực.
Yêu cầu đọc chậm và tập trung khiến việc đọc sách trở nên vấtvả. Đó cũng
là lý do không ai đọc thầm, ngoại trừ trường hợp lạ kỳ của Ambrose. Đọc to
các âm tiết là cần thiết để hiểu được chữ viết. Những hạn chế không thể
chấp nhận được với chúng ta ngày nay lại không quá quan trọng trong xã
hội với văn hóa truyền miệng đã bén rễ. Saeger viết: “Bởi người đọc thích
thú việc đọc có trọng âm và âm điệu, việc không có khoảng cách giữa từ
trong tiếng Hy Lạp và Latin không bị coi là trở ngại với việc đọc như cách
nhìn nhận của người đọc hiện đại, những người cố gắng đọc nhanh”.
[100]
Hơn nữa, hầu hết những người Hy Lạp và La Mã biết chữ đều rất thích thú
khi được nghe các nô lệ đọc sách.
MỘT THỜI GIAN DÀI sau sự sụp đổ của đế chế La Mã, ngôn ngữ viết mới
phá bỏ được tập tục truyền miệng và bắt đầu phù hợp với nhu cầu riêng của
người đọc sách. Trong suốt thời Trung cổ, số người biết chữ - tu sĩ, học
sinh, lái buôn, quý tộc - tăng đều, và sách cũng phổ biến hơn. Nhiều sách
mới mang tính kỹ thuật, tức là không để giải trí hoặc nghiên cứu, mà để
thực hành. Mọi người bắt đầu muốn và cần đọc nhanh và riêng tư. Việc đọc