được các nhà lý thuyết trò chơi phổ biến, phát triển thành rất nhiều chiến
lược tư duy khác nhau, và một trong số đó chính là chiến lược tư duy phân
kỳ.
Ai cũng đều có một bộ óc với hai bán cầu não. Ai cũng có lượng tế
bào thần kinh xấp xỉ nhau, song có người lại tư duy theo kiểu phân kỳ trong
khi những người khác lại tư duy thẳng. Người tư duy thẳng thường suy nghĩ
đơn giản, chỉ theo một hướng. Họ rất khó thay đổi, lại cứng nhắc, máy móc,
kém linh hoạt.
Muốn thành công, bạn cần áp dụng tư duy phân kỳ, luôn xem xét vấn
đề dưới nhiều góc độ, tìm hiểu và lựa chọn cách giải quyết tốt nhất. Trước
cùng một sự việc, nếu biết xem xét theo các hướng khác nhau, không máy
móc rập khuôn, khư khư bám giữ cách làm cũ, không tự bó buộc trong sự
hiểu biết, nhận thức cũ hay giới hạn bản thân trong phạm vi nhất định, bạn
sẽ tìm ra cách giải quyết mới.
GIÀNH THẾ CHỦ ĐỘNG
• TINH HOA TRÍ TUỆ
Trong trò chơi đấu súng giữa các xạ thủ có trình độ tương đương nhau, kẻ
đầu tiên bóp cò sẽ là người có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Sách lược đi
trước người khác một bước chính là chiến lược động thủ trước trong lý
thuyết trò chơi.
• GIAI THOẠI
Sau khi lên ngôi vua và tuân theo truyền thống lập con trai tưởng lên
nối ngôi, vào năm Vũ Đức nguyên niên, Lý Uyên đã lập con trưởng là Lý
Kiến Thành lên làm thái tử, Lý Thế Dân làm Tần vương, Lý Nguyên Cát
làm Tề vương. Sau đấy, Lý Uyên đã liên tục giao việc quân sự hệ trọng cho
Lý Kiến hành giải quyết nhằm giúp thái tử tạo dựng danh tiếng và uy tính,
củng cố ngôi vị trước văn võ bá quan, các vị đại thần và chư tử, tạo dựng cơ
sở vững chắc khi lên nối ngôi sau này.
Mỗi lần lâm triều, Lý Uyên đều cho Lý Kiến Thành ngồi bên, tham
gia luận bàn vấn đề của đất nước. Với những việc không quá quan trọng,
Đường Cao Tổ Lý Uyên để thái tử tự giải quyết. Ngoài ra, Lý Uyên còn
phong Lý Cương, Trịnh Thiện Quả làm quan ở Đông cung, phụ tá thái tử
bày mưu tính kế, giải quyết các vấn đề cơ yếu. Dù được vua cha tìm đủ mọi
cách nâng cao uy tín và danh tiếng, thái tử Lý Kiến Thành vẫn phụ lòng hi
vọng của Lý Uyên. Ở Đông cung, thái tử không chịu học tập thi văn, không
màng đến việc triều chính, ngày ngày chỉ làm bạn với men rượu, đã vậy còn