Trước cùng vấn đề, sự linh hoạt trong tư duy (cách tư duy thẳng và tư duy
phân kỳ) mang đến cho chúng ta những kết quả khác nhau. Bởi vậy, muốn
giành được phần thắng trong trò chơi, chúng ta cần xem xét vấn đề dưới
nhiều góc độ để tìm hiểu và lựa chọn cách giải quyết tốt nhất.
• GIAI THOẠI
Có một bài viết với tiêu đề "Bán đậu" thế này:
Giả sử bạn là người bán đậu, nếu hàng ngày đều có nhiều khách mua
hàng thì rất tốt.
Nhưng khi đậu ế, bạn sẽ có bốn cách giải quyết như sau:
1. Suy tính đến việc ủ đậu thành tương rồi đem tương đi bán. Nếu tương ế
thì bán chao. Nếu chao ế thì thêm nước cho lên men, chuyển sang bán xì
dầu.
2. Nấu đậu thành đậu phụ. Nếu nhỡ tay khiến đậu phụ cứng thì bán đậu phụ
khô. Nếu lỡ tay làm hơi loãng thì bán tào phớ. Nếu quá loãng thì bán sữa
đậu nành. Nếu đậu phụ bán không hết thì bỏ thêm chút muối cùng các thứ
gia vị rồi để đấy, vài ngày sau sẽ có đậu phụ thối để đem bán. Nếu bán
không được nữa thì cứ để chúng lên mốc hẳn rồi chuyển sang bán pho mát
đậu nành.
3. Để đậu mọc mầm, chuyển sang bán giá. Nếu giá ế, cứ để nó lớn thêm rồi
cho vào chậu cảnh đem bán. Muốn bán chạy hàng thì hãy đặt cho chúng
một cái tên thật kêu rồi mang đến bày trước cổng trường hay các buổi giới
thiệu cây cảnh trang trí trong nhà, và hãy nhớ rằng thứ bạn đem giao bán
lần này là một sản phẩm văn hóa chứ không phải là thực phẩm.
4. Trường hợp không bán được chậu nào, hãy nhanh chóng tìm khoảnh đất
để trồng, rồi chăm chỉ bón phân, tưới nước cho chúng. Ba tháng sau, bạn sẽ
có đậu để thu hoạch và tiếp tục đem bán. Và vòng tuần hoàn như trên sẽ
tiếp tục lặp lại.
• PHÂN TÍCH THEO LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
Bài viết dù hơi quá song bài học ta rút ra từ đó - chiến thắng nhờ biết
cách vận dụng tư duy phân kỳ và sự linh hoạt, biến hóa - lại là điều rất đáng
để ta học hỏi.
Đây là kiểu chiến lược tư duy được phát triển từ phần kết của chiến
lược tư duy ngược trong trò chơi con rết (Centipede Game). Tuy mô hình
trò chơi này rất phức tạp song khái niệm chiến lược tư duy mà nó đề ra lại