Hãy bắt đầu với thực tế rằng một trong những mục tiêu sinh lợi chính của
doanh nghiệp là tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản, hay ROA. Đó là thước đo trọng yếu bởi
vốn đầu tư là nguồn sống của doanh nghiệp, và nếu doanh nghiệp không thể có
ROA tốt, dòng vốn của doanh nghiệp sẽ khô kiệt.
Ở phần này, chúng ta biết rằng ROA được tính bằng cách lấy thu nhập thuần
chia cho tổng tài sản. Nhưng một cách khác để tính ROA là thông qua hai nhân tố
khác, chúng được nhân với nhau và có kết quả bằng thu nhập thuần chia cho tổng
tài sản, như sau:
Thu
nhập
thuần
x
Doanh
thu
=
Thu
nhập
thuần
=
ROA
Doanh thu
Tài sản
Tài sản
Số hạng đầu tiên, thu nhập thuần chia doanh thu, tất nhiên là phần trăm lợi
nhuận thuần, hay tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS). Số hạng thứ hai, doanh thu
chia tài sản, là tốc độ luân chuyển tài sản, mà chúng ta đã thảo luận trong chương
23. Vì vậy tỷ lệ lợi nhuận thuần nhân với tốc độ luân chuyển tài sản sẽ cho ra kết
quả là ROA. Phương trình này cho thấy rõ rằng có hai cách để bật nhảy qua vòng,
với “vòng” ở đây là ROA cao. Một là tăng tỷ lệ lợi nhuận thuần, thông qua các hình
thức hoặc là tăng giá, hoặc là cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ hiệu quả hơn. Cách
này có thể sẽ khó thực hiện nếu thị trường doanh nghiệp đang hoạt động có mức độ
cạnh tranh cao. Cách thứ hai là tăng tốc độ luân chuyển tài sản. Cách này mở ra
một loạt những hành động khả thi: giảm tồn kho trung bình, giảm kỳ thu tiền bình
quân, và giảm mua đất đai, nhà xưởng và thiết bị. Nếu bạn không thể cải thiện tỷ lệ
lợi nhuận thuần của doanh nghiệp, thì việc tìm cách xử lý những tỷ lệ kia – tức,
quản lý bảng cân đối kế toán – có thể là cách hay nhất để chiến thắng trong cạnh
tranh và cải thiện ROA.
Phần VI
Hướng dẫn cách
tính toán
(và thật sự hiểu)
tỷ lệ hoàn vốn đầu tư