lên danh tiếng và mối quan hệ của công ty với các nhà cung cấp – và về dài hạn, nó
sẽ giúp xây dựng một cộng đồng kinh doanh lành mạnh hơn bao quanh công ty.
Các nhà quản lý phi tài chính thường không tác động trực tiếp lên các khoản
phải trả, vì vậy chúng tôi sẽ không đi sâu hơn nữa. Nhưng nhìn chung, nếu bạn để ý
thấy DPO của công ty mình đang tăng – và cụ thể nếu nó đang cao hơn DSO, có
thể bạn cần đặt cho các chuyên gia tài chính của công ty một vài câu hỏi. Kỳ cùng
thì công việc của bạn sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp, và
bạn không muốn họ vô cớ làm hỏng các mối quan hệ này.
CHU KỲ CHUYỂN ĐỔI TIỀN MẶT
Một cách để hiểu vốn lưu động là nghiên cứu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt. Về
cơ bản nó là một thời gian biểu gắn các giai đoạn sản xuất (chu kỳ sản xuất) với
đầu tư của doanh nghiệp vào vốn lưu động. Thời gian biểu này có ba cấp độ, và bạn
có thể thấy các cấp độ này được kết nối với nhau trong Hình 28-1. Hiểu những cấp
độ này cũng như các thước đo của chúng là một cách rất tốt để hiểu hoạt động kinh
doanh, và giúp bạn đưa ra những quyết định thông minh về tài chính.
Bắt đầu từ bên trái biểu, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu thô. Đây là điểm
bắt đầu kỳ thanh toán khoản phải trả và kỳ trữ hàng tồn kho. Trong giai đoạn tiếp
theo, doanh nghiệp phải thanh toán cho những nguyên vật liệu thô này. Điểm này
khởi đầu chu kỳ chuyển đổi tiền mặt – tức là, tiền mặt lúc này phải được thanh
toán, và công việc hiện tại là xem nó quy hồi với tốc độ ra sao. Tuy nhiên, doanh
nghiệp vẫn đang trong kỳ tồn kho; doanh nghiệp chưa thật sự bán được thành phẩm
nào.
Cuối cùng, doanh nghiệp thật sự bán được thành phẩm, kỳ tồn kho kết thúc.
Nhưng đây mới là điểm bắt đầu kỳ thu công nợ cho các khoản phải thu; doanh
nghiệp vẫn chưa nhận được đồng nào. Cuối cùng doanh nghiệp thu được công nợ
của giao dịch bán hàng, sự kiện này đánh dấu kết thúc cho cả kỳ thu tiền cũng như
chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
Nguyên vật liệu thô
đã mua
Thanh toán nguyên
vật liệu
Bán thành
phẩm
Công nợ
thu về