đã bật dậy mạnh mẽ, nhờ được tưới tắm và nuôi dưỡng bởi luồng vốn đầu tư mạo
hiểm ồ ạt. Nhưng khi những nhà đầu tư là chuyên gia đầu cơ bỏ tiền vào đâu đó, họ
sẽ muốn biết khoản đầu tư – và do vậy là công ty – đáng giá bao nhiêu. Khi công ty
mới khởi nghiệp, thật khó để xác định điều này. Lợi nhuận? Bằng 0. Dòng tiền hoạt
động cũng bằng 0. Và tài sản không đáng kể. Trong những thời điểm bình thường,
đây là một trong những lý do tại sao các chuyên gia đầu cơ ngần ngại đầu tư cho
những doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu. Nhưng trong kỷ nguyên dot-com, họ đã
tung hê sự thận trọng, họ dựa vào thứ mà chúng ta chỉ có thể gọi là phương pháp
định giá khác thường. Họ nhìn vào số kỹ sư trong biên chế công ty. Họ đếm lượng
truy cập trang web (“nhãn cầu”) mà công ty đạt được mỗi tháng. Một CEO trẻ tuổi
và năng động mà chúng tôi biết đã huy động được hàng triệu đô-la hầu như chỉ nhờ
việc anh ta có trong tay một đội ngũ kỹ sư máy tính hùng hậu. Nhưng tiếc thay,
chưa đầy một năm sau, chúng tôi đã nhìn thấy tấm biển “Cho thuê” ngay trước văn
phòng công ty này.
Bây giờ thì các phương pháp định giá kiểu dot-com trông có vẻ ngu ngốc, dù ở
thời điểm trước đó, với thông tin ít ỏi mà chúng ta biết về những điều tương lai nắm
giữ, chúng không đến nỗi tệ như vậy. Nhưng các phương pháp còn lại đều có lý.
Vấn đề là, mỗi phương pháp đều có một định kiến đưa đến những kết quả khác
nhau. Và các tác động luôn có ảnh hưởng sâu rộng. Các doanh nghiệp được mua và
bán dựa trên những phương pháp định giá này. Các khoản vay nợ cũng dựa trên
đây. Nếu bạn nắm giữ cổ phiếu của một doanh nghiệp, thì giá trị cổ phiếu của
doanh nghiệp đó phụ thuộc vào một phép định giá phù hợp. Theo chúng tôi thấy, trí
tuệ tài chính của bạn cần bao gồm hiểu biết về cách thức tính toán những con số
này.