Khấu hao
Khấu hao (depreciation) là phương pháp được các kế toán viên sử dụng để
phân bổ chi phí trang thiết bị và các tài sản khác vào tổng giá thành cho sản phẩm
và dịch vụ, như được thể hiện trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khấu hao cũng
dựa trên ý tưởng tương tự như chi phí trả trước: chúng ta muốn làm cho chi phí sản
xuất và dịch vụ phù hợp với những gì chúng ta đã bán hết sức có thể. Hầu hết các
khoản chi phí đầu tư cơ bản đều được khấu hao (đất đai là ví dụ về chi phí đầu tư
cơ bản không khấu hao). Nhân viên kế toán cố gắng trải đều chi phí đầu tư cơ bản
lên tuổi đời hữu dụng của thiết bị. Chúng tôi sẽ nói rõ hơn về khấu hao ở Phần 2 và
Phần 3.
Lý thuyết này hết sức hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, các kế toán viên có
quyền tự quyết đáng kể đối với chính xác là nên tính khấu hao bao nhiêu cho một
thiết bị. Và quyền tự quyết đó có thể có tác động to lớn. Hãy lấy ngành công nghiệp
hàng không làm ví dụ. Cách đây vài năm, các hãng hàng không nhận ra rằng máy
bay của họ có tuổi đời hoạt động lâu hơn dự kiến. Vì vậy, các kế toán viên của
ngành đã thay đổi bảng khấu hao để phản ánh tuổi đời dài hơn. Kết quả là, họ trừ đi
mức khấu hao thấp hơn từ doanh thu mỗi tháng. Và hãy đoán xem điều gì đã xảy
ra? Lợi nhuận ngành tăng đáng kể, phản ánh thực tế rằng các hãng hàng không sẽ
không phải mua mới máy bay sớm như dự kiến. Nhưng cần lưu ý rằng, các kế toán
viên đã phải giả định họ có thể dự đoán tuổi thọ hữu dụng của một chiếc máy bay.
Bám vào phán đoán đó, và bản chất của một phán đoán chính là định kiến tăng
trưởng cho lợi nhuận. Cũng bám vào phán đoán đó là mọi tác động: nhà đầu tư
quyết định mua nhiều cổ phiếu hơn, các vị giám đốc điều hành của các hãng hàng
không tính toán thấy khả năng có thể tăng lương hậu hĩnh hơn, v.v…
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ
Ví dụ cuối cùng về nghệ thuật tài chính liên quan đến việc định giá một doanh
nghiệp − nghĩa là, tính toán xem doanh nghiệp đó đáng giá bao nhiêu. Hiển nhiên,
những doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do sẽ được định giá mỗi ngày bởi thị
trường chứng khoán. Giá trị của doanh nghiệp sẽ bằng giá cổ phiếu bất kể là bao
nhiêu nhân với số lượng cổ phiếu lưu hành, con số này được gọi là giá trị vốn hóa
thị trường (market capitalization hay market cap). Nhưng trong những hoàn cảnh
nhất định, ngay cả con số này không phải lúc nào cũng thể hiện hết giá trị của
doanh nghiệp. Ví dụ, một đối thủ cạnh tranh với khuynh hướng thôn tính có thể
quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp với giá cao, bởi doanh nghiệp mục