TRÍ TUỆ TÀI CHÍNH - Trang 23

bảng cân đối kế toán của Tyco tăng cao đến mức khiến các ngân hàng bắt đầu lo
ngại. Các ngân hàng và các nhà đầu tư không thích nhìn thấy quá nhiều lợi thế
thương mại trên bảng cân đối kế toán; họ thích những tài sản có thể cầm nắm được
(và lúc cấp thiết có thể bán ra được). Thế nên, khi khắp nơi kháo nhau rằng có thể
có một số sai phạm trong hoạt động kế toán ở Tyco, họ lập tức buộc Tyco phải
dừng hoạt động mua lại. Hiện nay, Tyco tập trung vào tăng trưởng hữu cơ và hiệu
quả hoạt động xuất sắc hơn là tiến hành mua lại; bức tranh tài chính hiện tại cũng
phù hợp với chiến lược của công ty này.

Lợi thế thương mại

Lợi thế thương mại (goodwill) xuất hiện trong cuộc chơi khi một doanh

nghiệp mua lại một doanh nghiệp khác. Nó là con số chênh lệch giữa tài sản thuần
mua được (nghĩa là, giá trị thị trường của tài sản trừ đi các khoản nợ giả định) và số
tiền mà doanh nghiệp đi mua bỏ ra. Ví dụ, nếu một công ty có tài sản thuần trị giá 1
triệu đô-la và bên mua lại bỏ ra 3 triệu đô-la, thì khoản lợi thế thương mại 2 triệu
đô-la sẽ được ghi vào bảng cân đối kế toán. Con số 2 triệu đô-la này phản ánh toàn
bộ giá trị không được phản ánh trong các tài sản hữu hình của bên được mua − ví
dụ như tên tuổi, danh tiếng, danh sách khách hàng, v.v…

Ở đây, chúng tôi không nói rằng một nhà quản lý thông minh về tài chính ắt sẽ

phát hiện ra tình trạng bấp bênh của WorldCom hay Tyco. Rất nhiều người tưởng
như khôn ngoan trên Phố Wall đã bị hai công ty này lừa phỉnh. Tuy nhiên, việc có
thêm một chút kiến thức sẽ cung cấp cho bạn những công cụ theo dõi các xu hướng
của doanh nghiệp, và hiểu thêm những câu chuyện ẩn sau các con số. Mặc dù có
thể bạn không có mọi đáp án, song bạn nên biết cần đặt ra những câu hỏi nào. Đánh
giá hoạt động của doanh nghiệp và các khách hàng tiềm năng luôn là việc nên làm.
Bạn sẽ học được cách đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, và tìm ra cách để hỗ
trợ tốt nhất cho những mục tiêu này và gặt hái thành công.

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán (balance sheet) phản ánh tài sản, các khoản nợ phải trả

và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Nói cách khác, nó
cho ta thấy doanh nghiệp sở hữu những gì, nợ bao nhiêu và đáng giá như thế nào tại
một ngày cụ thể. Nó được gọi là bảng cân đối kế toán bởi vì nó cân bằng − tài sản
phải luôn bằng nợ phải trả cộng vốn chủ sở hữu. Một nhà quản lý khôn ngoan về tài
chính biết rằng tất cả các báo cáo tài chính cuối cùng đều đổ về bảng cân đối kế
toán. Chúng tôi sẽ giải thích tất cả những khái niệm này ở phần 3.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.