5. PHÁ GIẢI BỘ MÃ CỦA BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH
DOANH
Hãy chú ý đến hạn từ mà chúng tôi sử dụng ở tiêu đề chương: bộ mã (code).
Không may là báo cáo kết quả kinh doanh thường xuyên trông như một bộ mã cần
được phá giải.
Lý do là như sau. Trong những cuốn sách như cuốn sách này − và thậm chí
trong các phần sau của cuốn sách, bạn sẽ thường thấy những mẩu báo cáo kết quả
kinh doanh nho nhỏ dễ thương như sau:
Doanh thu
100
đô-la
Giá vốn hàng bán
50
Lợi nhuận gộp
50
Chi phí
30
Thuế
5
Lợi nhuận thuần
15
đô-la
Một cô bé lớp 4 sáng dạ cũng có thể hiểu ngay bài toán này mà không cần chỉ
bảo quá nhiều, trừ một chút giảng giải về định nghĩa. Có khi cô bé còn chẳng cần
đến máy tính. Nhưng giờ chúng ta hãy cùng xem một báo cáo kết quả kinh doanh
thực tế − của chính công ty bạn hoặc báo cáo mà bạn tìm thấy trong báo cáo thường
niên của công ty khác. Nếu là bản chi tiết, báo cáo đó có thể kéo dài nhiều trang −
từng hàng từng hàng số liệu, thường được in nhỏ tới mức chỉ vừa đủ đọc. Thậm chí
nếu là một báo cáo “hợp nhất” như những gì bạn tìm được trong các báo cáo
thường niên, nó còn có thể chứa tất cả những dòng với các nhãn tên khó hiểu như
“đầu tư kinh doanh/đầu tư khác” (báo cáo của IBM), hay “ bộ phận chứng khoán
hóa thanh khoản hợp nhất” (báo cáo của General Electric). Và thế là đủ khiến bất
kỳ ai không phải là chuyên gia tài chính than trời trong vô vọng.
Vì vậy, hãy kiên nhẫn chịu đựng cùng chúng tôi khi chúng ta tìm hiểu một số
thủ tục đơn giản để cuộn mình vào một báo cáo kết quả kinh doanh. Nâng cao trí
tuệ tài chính không nên đi cùng cảm giác đau tim, và việc học từng bước như thế
này có thể cứu bạn thoát khỏi điều đó.
ĐỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH