TRÍ TUỆ TÀI CHÍNH - Trang 39

Khi xác định được thực thể liên quan, bạn cần kiểm tra kỳ báo cáo. Báo cáo

kết quả kinh doanh, cũng như phiếu báo điểm ở trường, luôn áp dụng cho một
khoảng thời gian nhất định: một tháng, một quý hoặc một năm, hay có thể là từ một
năm nào đó đến thời điểm hiện tại. Một số doanh nghiệp còn lập những báo cáo kết
quả kinh doanh cho quãng thời gian ngắn là một tuần. Tiện đây cũng xin chia sẻ, số
liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn thường được làm
tròn, và những số 0 cuối cùng thường được lược bỏ. Thế nên, bạn hãy dò tìm dòng
lưu ý nhỏ ở trên đầu: “triệu” (thêm sáu số 0 vào con số) hoặc “nghìn” (thêm ba số
0). Điều này nghe có vẻ thông thường, và thật ra thì đúng là như vậy. Nhưng kinh
nghiệm của chúng tôi cho thấy, những chi tiết tưởng như tầm thường như vậy
thường bị những người mới tiếp cận lĩnh vực tài chính bỏ qua.

Phân biệt “thực tế” với “hình thức”

Hầu hết các báo cáo kết quả kinh doanh đều là “thực tế”, và nếu không có

thêm một nhãn nào khác, bạn có thể cho rằng đó đúng là những gì bạn đang nhìn
thấy. Chúng cho ta biết “trên thực tế” điều gì đang xảy ra với doanh thu, chi phí và
lợi nhuận trong kỳ kế toán, theo các quy định kế toán. (Chúng tôi đặt từ “trên thực
tế” trong ngoặc kép để nhắc bạn nhớ rằng, bất kỳ một báo cáo kết quả kinh doanh
nào về bản chất cũng có những ước tính, giả định và định kiến lồng trong đó, chúng
ta sẽ thảo luận kỹ hơn nội dung này ở cuối phần này).

Kế đó, có những báo cáo được gọi là báo cáo kết quả kinh doanh hình thức.

Đôi khi hình thức có nghĩa là báo cáo kết quả kinh doanh ấy là một sự phóng chiếu
dự kiến. Ví dụ, nếu bạn đang lập kế hoạch cho một hoạt động kinh doanh mới, bạn
có thể viết ra một báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến cho một hoặc hai năm đầu −
nói cách khác là viết ra những gì bạn hi vọng và kỳ vọng sẽ xảy ra trên khía cạnh
thu chi. Sự phóng chiếu dự kiến đó được gọi là hình thức (pro forma). Nhưng báo
cáo hình thức cũng có thể chỉ một báo cáo kết quả kinh doanh loại trừ tất cả những
khoản phí một lần và bất thường. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp phải xử lý một
khoản nợ xấu lớn trong một năm cụ thể, gây tổn thất đến kết quả kinh doanh. (Ta sẽ
bàn nhiều hơn về chủ đề xử lý nợ xấu ở cuối phần này). Cùng với báo cáo kết quả
kinh doanh thực tế, doanh nghiệp có thể phải chuẩn bị thêm một báo cáo cho thấy
mọi chuyện sẽ như thế nào nếu không phải xử lý nợ xấu (write-off).

Hãy cẩn thận với loại báo cáo hình thức này! Mục đích bề ngoài của nó có vẻ

là để bạn có thể so sánh năm trước (khi chưa xử lý nợ xấu) với năm sau (sau khi xử
lý nợ xấu). Nhưng thường có một thông điệp ngầm, đi cùng với câu nói “Này, mọi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.